| Hotline: 0983.970.780

Mưa lớn nhấn chìm hàng ngàn ha lúa

Thứ Ba 18/09/2012 , 09:50 (GMT+7)

Mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.

Mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL. Hàng trăm ha lúa thu đông (TĐ) gieo sạ trễ, lúa mùa cấy trên nền đất nuôi tôm bị ngập úng, mất trắng. Hàng ngàn ha lúa TĐ đang thu hoạch bị đổ ngã, ngập ngủm, không thể thu hoạch bằng máy khiến chi phí gấp 2, 3 lần.

Gieo sạ trễ, mất trắng

Mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường đã làm cho mực nước dâng cao ở nhiều địa phương, nhất là những vùng ven biển. Nhiều nơi do chưa có hệ thống đê bao hoàn chỉnh nên người dân không thể bơm rút nước ra cứu lúa. Tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang… đã có hàng ngàn ha lúa TĐ bị ảnh hưởng, lúa gần thu hoạch thì bị đổ ngã, ảnh hưởng đến năng suất, còn lúa ở giai đoạn mạ thì ngập úng, chết trắng.


Dù nước còn rất lớn nhưng nông dân An Minh, Kiên Giang vẫn phải đưa mạ xuống cấy vì đã quá lứa

Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, mưa lũ kéo dài những ngày qua, kết hợp với triều cường đã làm cho hàng trăm ha lúa TĐ gieo sạ trễ trên địa bàn tỉnh bị ngập úng. Trong đó bị thiệt hại nặng nhất là huyện Long Mỹ. Theo khảo sát sơ bộ, toàn huyện có khoảng 500 ha lúa TĐ mới gieo sạ bị ảnh hưởng và đã có trên 150 ha thuộc địa bàn các xã Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A và Lương Tâm bị mất trắng hoàn toàn, buộc phải gieo sạ lại. Hiện ngoài nỗ lực bơm rút nước cứu lúa của người dân, ngành nông nghiệp cũng chưa có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ những hộ bị thiệt hại.

Tại Kiên Giang, hơn 65.000 ha lúa mùa gieo cấy trên nền đất nuôi tôm ở các huyện vùng U Minh Thượng cũng bị ảnh hưởng. Mạ đã tới lứa nhưng nhiều hộ vẫn chưa dám nhổ xuống cấy vì sợ bị ngập úng. Các hộ vừa cấy xong thì lúc nào cũng túc trực 1, 2 chiếc máy tại máng bơm để rút nước ra.

Ông Lê Hồng Lữ, ở xã Thuận Hòa, An Minh, Kiên Giang nói như than: “Không biết có ảnh hưởng bão lũ ở đâu không mà trời mưa dữ quá, cả chục ngày rồi vẫn chưa dứt. Gần 3 ha lúa mới cấy xong chỉ qua một đêm mưa là không thấy cây lúa đâu nữa. Tôi phải sử dụng vừa máy dầu vừa môtơ điện để rút nước ra chống úng, cứu lúa. Bơm được vài ngày thì môtơ bị cháy, giờ chỉ còn lại chiếc máy dầu phải chạy hết công suất. Cứ qua 1 đêm mưa là mỗi ha phải bơm 4-5 lít dầu, hơn 10 ngày nay ngày nào cũng phải bơm, riêng khoản tiền dầu đã lên đến gần 4 triệu đồng rồi”.

Cách nhà ông Lữ không xa, ông Huỳnh Văn Khoa đang cùng mấy người hàng xóm hì hục kê cao chiếc máy dầu D12 lên vì đã bị nước nhấn chìm hơn phân nửa. Ông Khoa cho biết: “Tui đã hai lần bơm nước ra nhưng vẫn chưa thể đưa mạ xuống cấy. Vì cứ bơm chưa kịp cạn thì trời lại đổ mưa như trút. Vụ này tui làm giống ST5, là giống lúa ngắn ngày, đúng ra mạ 10-15 ngày là phải cấy, nhưng đến nay mạ đã gần 20 ngày rồi vẫn chưa cấy được. Để lâu nữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa, làm giảm năng suất”.

Đi dọc theo các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đâu đâu cũng thấy mạ xanh bờ, cao ngang đầu gối nhưng chưa thể đưa xuống cấy. Tiếng máy bơm rút nước chống úng cho mạ vừa mới cấy lúc nào cũng rền vang. Vùng này sản xuất lúa chủ yếu lệ thuộc vào nước trời, năm nào nắng hạn thì không có nước rửa mặn. Nhưng gặp cảnh mưa nhiều thì lại bị ngập úng vì không có nơi tiêu thoát nước.

Đội chi phí

Trong khi những vùng gieo, cấy trễ lúa chưa kịp lên thì ở những nơi làm sớm, lúa TĐ đã chín vàng đồng. Mưa lớn kèm dông lốc đã làm lúa bị đổ rạp, gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng gạo và đặc biệt là chi phí thu hoạch bị đội lên rất cao do phải thu hoạch bằng tay.

Ông Mai Anh Nhịn, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, theo kế hoạch vụ TĐ năm nay toàn tỉnh sẽ gieo sạ 61.000 ha, nhưng đến nay nông dân đã xuống giống lên đến 69.000 ha. Điều đáng lo ngại là có hàng ngàn ha nằm ngoài vùng quy hoạch, tập trung ở vùng rốn lũ của Tứ giác Long Xuyên gồm các huyện Hòn Đất, Giang Thành và TP Rạch Giá.

Những diện tích này hoàn toàn không có hệ thống đê bao bảo vệ nên lúa rất dễ bị mưa, lũ nhấn chìm. Nếu nông dân tự làm đê bao thì chi phí đội lên rất cao, sẽ không còn lãi.

Theo ông Đời, mưa lớn đã làm nhiều diện tích lúa TĐ của tỉnh Hậu Giang bị đổ ngã. Tuy không bị ảnh hưởng nhiều về năng suất do hạt lúa đã chín nhưng làm chi phí thu hoạch tăng rất cao. Giá công cắt tay thường cao gấp 2, 3 lần công cắt máy. Lúc này Hậu Giang đang vào mùa vụ thu hoạch mía nên rất hiếm lao động thủ công, do đó giá công cắt càng bị đẩy lên cao.

Nhiều hộ nông dân cho biết, để mướn được thợ cắt có khi phải đặt cọc trước mấy ngày, tùy lúa bị đổ nhiều hay ít mà thợ cắt tự ra giá. Ruộng cạn nước, lúa bị đổ ít thì giá 400.000 đồng/công, còn đổ rạp hoàn toàn lên đến 500.000 đồng/công, cao hơn nhiều so với cắt máy.

Tương tự, nhiều hộ nông dân Kiên Giang cũng đang mất ăn mất ngủ vì không kiếm đâu ra thợ cắt lúa. Trong tổng số 20.500 ha lúa TĐ của huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) nông dân mới thu hoạch được hơn 5.000 ha, diện tích còn lại sẽ thu hoạch trong tháng 9, đầu tháng 10. Mưa lớn những ngày qua đã làm lúa bị đổ ngã khá nhiều.

Ông Trần Văn Thi, ở xã Thạnh Đông B có 3 ha lúa bị mưa làm đổ rạp, ngậm ngùi: “Lúa chỉ còn vài ngày nữa là thu hoạch thì gặp mưa lớn. Lúa đổ đã đành, nước trong ruộng lại dâng lên khiến máy cắt không thể hoạt động được. Chủ máy thấy vậy xin rút lui, cả nhà cuống cuồng đi kiếm thợ cắt. Giá cắt máy chỉ 200.000 đồng/công, còn cắt tay lên đến 500.000 đồng/công. Dù lúa đang có giá nhưng do cắt tay nên thương lái chê (lúa bị ngâm nước nên vỏ đen) không mua lúa tươi. Vậy là phải tốn thêm tiền mang đi sấy nữa. Tính ra mỗi ha chi phí bị đội lên thêm gần 3 triệu đồng nên còn lãi chẳng được là bao”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm