| Hotline: 0983.970.780

Mùa ngọt An Khê

Thứ Năm 24/06/2010 , 09:45 (GMT+7)

Chính cây mía đã đánh thức tiềm năng ở vùng đất An Khê mà ngày xưa anh em nhà Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ – Nguyễn Lữ đã lấy nơi này làm căn cứ luyện quân nên gọi là Tây Sơn Thượng Đạo...

Tháng 6, An Khê - một vùng đất của tỉnh Gia Lai đã bắt đầu vào mùa mưa. Mưa ở Tây Nguyên như có phép lạ:  Nơi này mưa như trút nước, nhưng ngay bên cạnh lại có thể nắng như đổ lửa. Cơn mưa như làm xanh thêm màu cây trái; xanh thêm bạt ngàn vùng mía hút tầm mắt nơi này.

Vâng! Chính cây mía đã đánh thức tiềm năng ở vùng đất An Khê mà ngày xưa anh em nhà Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ – Nguyễn Lữ đã lấy nơi này làm căn cứ luyện quân nên gọi là Tây Sơn Thượng Đạo.  

1.  Những con đường được trải thảm nhựa uốn lượn theo triền đồi, những ngôi nhà tầng, nhà mái ngói đỏ tươi, những quán cà phê ven đường đung đưa tiếng nhạc, tiếng trẻ em nô đùa… đã nói lên được phần nào về sự thay đổi đến kỳ lạ tưởng chừng như không thể có được ở vùng đất từng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cỏ tranh lau lách.

Trước sự đổi thay đến ngỡ ngàng làm tôi nhớ lại cách đây hơn mười năm - ngày ấy chưa có NM đường An Khê, chúng tôi đã có dịp về đây công tác. Bí thư Huyện ủy An Khê (nay là thị xã An Khê) đã bức xúc nói: “Mía ở An Khê rẻ hơn củi, đất ở đây chỉ hợp với cây mía thôi, chúng tôi đã làm nhiều văn bản kiến nghị lên tỉnh, lên Trung ương xin cho xây dựng NM đường ở đây theo chương tình một triệu tấn đường của Chính phủ. Nhưng các anh thấy đấy, đến giờ này kiến nghị vẫn là kiến nghị”.

Ngày ấy chúng tôi hiểu nỗi lòng của người lãnh đạo cao nhất của địa phương trước cảnh cây mía có trồng mà không có thu của người dân. Và chúng tôi được chứng kiến những ruộng mía đến ngày thu hoạch mà chẳng ai chịu chặt. Vì tiền bán mía không đủ trả công cho người chặt mía nên người dân đành đốt mía. Cám cảnh trước nỗi khổ của người dân chúng tôi chỉ biết viết những lời chia sẻ trên báo NNVN.

Giờ thì mọi chuyện khác xưa. Những người con của Cty đường Quảng Ngãi đã đến đây. Từ nguyên giám đốc Cty Nguyễn Xuân Huế, nay là Chủ tịch UBND tỉnh Quãng Ngãi, Tổng giám đốc Võ Thành Đàng, giám đốc NM đường An Khê Nguyễn Tấn Cương và phó giám đốc Nguyễn Văn Hòe đến những kỹ sư, công nhân lành nghề đã có mặt đầu tiên đi xây dựng NM đường An Khê. Sau một thời gian khẩn trương xây dựng, năm 2002 NM đường An Khê công suất 2.000 tấn mía cây/ ngày chính thức ép vụ đầu tiên.  

2. Nguyên liệu là sự sống còn của NM. Mặc dù khao khát có NM nhưng cây mía cũng phải chịu sự cạnh tranh của cây trồng khác, làm thế nào để người dân ở các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai “mê” cây mía? Phó giám đốc NM đường An Khê Nguyễn Văn Hòe cho biết:

- Vâng, đúng nguyên liệu mía quyết định sự tồn tại của NM. Nhưng để có vùng nguyên liệu hơn 18.576ha như hôm nay, NM đã có nhiều biện pháp để phát triển vùng nguyên liệu. Trước hết NM phải tạo niềm tin cho người nông dân. Trước khi vào vụ, NM căn cứ vào công suất ép để ký hợp đồng chặt mía. Các trạm thu mua mía cùng với bộ phận nông vụ lên lịch chặt mía theo thứ tự trước ít nhất 10 ngày và công khai thông báo đến từng hộ trồng mía. Do vậy mà không có cảnh chen lấn, móc ngoặc, tiêu cực trong cân mía… Bên cạnh đó, sau khi cân mía chỉ chậm nhất là 3 tiếng sau người bán mía được trả tiền ngay tạo nên hưng phấn cho người trồng mía. Một điều nữa tạo niềm tin cho người trồng mía là NM ký hợp đồng với giá bảo hiểm tại ruộng và luôn cập nhật, điều chỉnh giá mua mía phù hợp với giá đường thực tế trên thị trường. Giá mua mía vụ 2009-2010 cao nhất từ trước đến nay với giá mua bình quân của NM đạt 900.000 đồng/ tấn. NM còn đầu tư  phân bón, giống, cày đất… cho nông dân trồng mía mà nhất là những chuyển đổi cây trồng khác sang trồng cây mía. Năm 2009 NM đầu tư 40 tỷ đồng và năm 2010 tăng lên 50 tỷ đồng cho người dân trồng mía mà không tính lãi.

 NM đã thực hiện việc cơ giới hóa khâu trồng, thu hoạch mía. Qua thực tiễn, nơi nào cơ giới hóa khâu trồng mía thì năng suất tăng vượt bậc. NM đường An Khê đã đầu tư 40 tỷ đồng mua 100 chiếc máy cày để phục vụ cho sản xuất. Việc cơ giới hóa khâu làm đất, trồng mía đã đưa năng suất tăng lên 20% so với trước đây không cơ giới hóa trồng mía. Cá biệt có nhiều hộ gia đình như hộ bà Nguyến Thị Mai ở ĐakPơ, Đoàn Thanh Phương ở Kbang, Nguyễn Văn Tiến ở Đakpơ… nhờ cơ giới hóa đã đạt năng suất từ 90 – 130 tấn/ha. Năm 2009, NM đã cơ giới hóa khâu làm đất được 1440ha và trồng mía bằng máy được gần 100ha. Việc chọn giống mới năng suất, chữ đường cao, kháng sâu bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng được NM quan tâm. Giám đốc NM đường An Khê Nguyễn Tấn Cương “bật mí”: Hiện nay NM đã đưa giống mía mới LK92-11, K88-55, K88-92… vào sản xuất. Với việc đầu tư giống mía mới, nên năm 2009 mặc dù bị bão lụt làm hư hại mía nhưng năng suất bình quân toàn vùng vẫn đạt 44 tấn/ha.

Khi cái lợi đã thấy, lòng người đã tin thì người dân tích cực phát triển trồng mía. Năm 2009, diện tích mía tăng thêm 2344 ha, năm 2010 diện tích tăng thêm hơn 2000ha, đưa diện tích mía toàn vùng lên 18.576ha. Ngoài chính sách thưởng cho những hộ trồng mía có nhiều diện tích ,bán nhiều mía, NM còn mời những nông dân sản xuất giỏi này đi tham quan du lịch ở nước ngoài. 

3Trong chương trình phát triển kinh tế xã hội, các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai đều coi cây mía là cây trồng chủ lực. Nắm bắt được sự chỉ đạo này, vào vụ 2008-2009 NM đã đưa công suất ép lên 4500 tấn mía cây/ngày. Theo giám đốc Nguyễn Tấn Cương thì nhờ có sự năng động chỉ đạo thường xuyên của Tổng giám đốc Võ Thành Đàng nên chưa đầy 1 năm kể từ khi Cty cổ phần đường Quảng Ngãi mua NM đường Quảng Bình (nhà máy đã ngừng sản suất từ lâu) về xây lắp ở đây đã đi vào sản xuất. Việc tháo dỡ và vận chuyển một NM với quãng đường hơn 700km qua nhiều đèo dốc với hàng ngàn tấn thiết bị vừa xây lắp, cải tiến nâng công suất từ 1.500 tấn lên 2.000 tấn mía với thời gian chưa đầy 12 tháng quả đúng là một kỳ tích. Như vậy cùng với việc nâng công suất NM cũ từ 2.000 lên 2.500 tấn mía cây/ngày và nhà máy mới từ 1.500 lên 2.000 tấn mía cây/ngày, mỗi nhà máy tương ứng với một dây chuyền thì NM đường An Khê đã có công suất lên 4.500 tấn mía cây/ngày.

Không dừng lại công suất NM 4500 tấn mía cây/ngày để nâng cao hiệu quả kinh tế, qua khảo sát thực tế các huyện trong vùng nguyên liệu vẫn còn trên 7.000ha đất bỏ trống có thể trồng mía, tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động,  Cty cổ phần đường Quảng Ngãi quyết định sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng đưa NM đường An Khê có công suất ép lên 7000 tấn mía cây/ngày. Đây là một quyết định không chỉ có lợi về kinh tế cho doanh nghiệp mà rất hợp với lòng dân. Điều này nó thể hiện, khi Cty cổ phần đường Quảng Ngãi có văn bản xin chủ trương nâng công suất NM đường An Khê từ 4500 lên 7000 tấn mía cây/ngày thì được cả 4 huyện, thị xã trong vùng nguyên liệu mía đều có văn bản ủng hộ và kiến nghị lên UBND tỉnh Gia Lai chấp thuận cho phép nâng công suất và sau đó được UBND tỉnh Gia Lai chấp nhận. Như vậy, được sự ủng hộ của Đảng, chính quyền các cấp và những người dân ở vùng nguyên liệu mía tỉnh Gia Lai, chúng tôi tin rằng, Cty cổ phần đường Quảng Ngãi sẽ sớm thực hiện được mục tiêu nâng công suất ép NM đường An Khê lên 7000 tấn mía cây/ngày.

Bằng sự năng động, giữ được chữ tín với người nông dân, vụ ép 2009-2010 NM đường An Khê đã thu mua được 406.346 tấn mía cây đạt 101,5% kế hoạch, cao hơn vụ trước 70.000 tấn, sản xuất được 38.532 tấn đường thành phẩm. Năm 2009 NM nộp ngân sách Nhà nước được 17 tỷ đồng và riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã nộp được 16 tỷ đồng, đời sống cán bộ công nhân NM và trên 30.000 hộ dân vùng nguyên liệu mía đã được nâng cao, góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, làm đổi thay một vùng đất Tây Nguyên.

Gia Lai – Nha Trang,tháng 6/2010

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm