| Hotline: 0983.970.780

Mưa phùn kéo dài, taxi tha hồ 'chém' khách

Thứ Năm 12/03/2015 , 09:35 (GMT+7)

Thời tiết mưa phùn kéo dài tại Hà Nội khiến cho nhiều hãng taxi luôn trong tình trạng "hết xe" còn khác chấp nhận chặt chém.

Thời tiết lạnh cùng mưa phùn kéo dài khiến nhiều người dân ngại ra đường bằng xe máy. Nhiều người đã chọn taxi như là một phương án tối ưu. Khi nhu cầu đi lại quá cao, hiện tượng taxi “cháy” xảy ra như một điều tất yếu.

Chị Nguyệt (Minh Khai, Hà Nội) cho biết: “Để gọi được một chiếc taxi bình thường chỉ 5 phút, thậm chí 1 phút là có, hãng nào cũng sẵn. Nhưng trưa 10/3, tôi gọi điện đến hàng chục hãng đều nhận được câu trả lời là hết xe, hoặc nếu có xe cũng phải mất tới nửa tiếng”.

Tương tư chị Nguyệt, anh Tuấn (Giải Phóng, Hà Nội) cũng chia sẻ, đêm 9/3 vừa rồi, sau khi đi ăn nhậu với nhóm bạn, anh đợi cả tiếng đồng hồ tại đường Nguyễn Trãi mới bắt được một chiếc taxi "dù" với giá 100.000 đồng cho 5 km.

"Tài xế bảo trời rét, trời tối và mưa rét như thế này nhận chở khách là ưu ái lắm rồi nên không tính giá theo đồng hồ. Bây giờ không còn xe nào chở anh theo giá đồng hồ đâu. Vì thế, nếu không đi, anh chờ đến sáng cũng không ai chở", anh Tuấn kể lại.  

Chính vì vậy, nhiều khách hàng đành phải chấp nhận đứng đường bắt taxi với giá cao thay vì gọi đến tổng đài. 

Còn nhóm của anh Đức, đi từ 18 Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) đến tòa Times City, đoạn đường khoảng 2km nhưng trước khi xe lăn bánh, tài xế ra giá 50.000 đồng, nếu đồng ý thì đi. Vì biết gọi taxi giữa giờ ăn trưa là rất khó nên nhóm của anh Đức đành chấp nhận.

Dù vậy, để bắt được một chiếc taxi theo kiểu này cũng không hề dễ dàng, thông thường khách vẫn phải đứng dưới trời mưa từ 10 - 15 phút mới vẫy được một chiếc.

Nhiều khách hàng có sáng kiến ghép người đi cùng để vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đỡ phải chờ xe lâu. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận trước, lên xe mới trao đổi vấn đề này, các lái xe taxi vẫn "chém" với giá khác.

Chị Hoa (Tam Trinh, Hà Nội) kể, tối 7/3 chị cùng một người nhà không xa nhau mấy, nên quyết định bắt taxi đi cùng về để tiết kiệm chi phí, nhưng khi yêu cầu tài xế chở về 2 nơi khác nhau thì tài xế không ngần ngại phát giá "70.000 đồng mỗi người".

Theo quan sát của phóng viên, ở các khu vực ngày thường thường xuyên có taxi đỗ đón khách như Bến xe Giáp Bát,  khách sạn Hà Nội, tháp đôi Vincom,…mấy ngày hôm nay đều vắng hoe. Taxi hoạt động ráo riết cả ngày, không còn thời gian đỗ dừng chờ khách.

Một lái xe ở khu vực đường Nguyễn Trãi kể, những ngày mưa phùn này, chỉ cần đứng ở cổng một số tòa nhà văn phòng là có thể kiếm đủ tiền bằng cả ngày trước đó đi bắt khách khắp Hà Nội. Nhờ mưa phùn, có hôm anh bỏ túi hơn 3 triệu đồng tiền chở khách. Đây là số tiền cao kỷ lục so với cách đó khoảng một tháng khi làm cật lực anh cũng chỉ kiếm được khoảng 1-2 triệu đồng một ngày.

Anh Tân (nhà ở Hoàng Mai, Hà Nội) cũng là một người lái taxi tự do hoạt động tại khu vực Hoàng Mai cho hay, những ngày mưa phùn, xe chạy hết công suất nhưng vẫn không đủ phục vụ khách.
Trước kia, doanh thu có ngày chỉ đạt khoảng vài trăm nghìn đến một triệu đồng, thì nay tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi. Thêm vào đó, nếu như trước, khoảng 22h đêm anh đã nghỉ làm, thì nay có hôm gần 1h sáng anh mới kết thúc ngày làm việc.

Đại diện một hãng taxi ở Hà Nội cho hay, sau Tết nhu cầu đi lại của người dân vẫn tăng cao, nhất là nhu cầu đi lễ chùa và du xuân, cùng với đó, do thời tiết mưa phùn kéo dài gần tuần nay, khiến cho nhu cầu đi taxi tăng cao hơn nữa. Vì vậy, dù đã tăng lượng xe chạy, nhưng nhiều hãng taxi vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của khách.

Về việc các tài xế taxi "chặt chém" khách kiểu taxi "dù", vị đại diện này cho hay do chủ nhân của loại xe này là những người có tiền sắm xe, nhưng không muốn lái thuê hoặc mất tiền mua thương hiệu của các hãng xe tên tuổi, nên "lách luật" bằng cách gắn chữ taxi lên nóc xe, dán kèm số điện thoại cá nhân để khách tiện liên lạc. Vì vậy, khách hàng cần cân nhắc kỹ với mức giá các tài xế này đưa ra trước khi quyết định sử dụng dịch vụ.

Theo VTC

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Bình luận mới nhất