| Hotline: 0983.970.780

Mùa sắn sáng

Thứ Năm 09/01/2014 , 09:38 (GMT+7)

Mùa thu hoạch sắn lại đến, chưa năm nào Văn Yên (Yên Bái) sắn lại được giá và tiêu thụ dễ như năm nay.

Mùa thu hoạch sắn lại đến, chưa năm nào Văn Yên (Yên Bái) sắn lại được giá và tiêu thụ dễ như năm nay. Hàng ngàn chiếc lò sấy sắn khô từ cuối tháng 10 năm ngoái đã rực lửa, còn các nhà máy chế biến tinh bột cũng đang hối hả chạy hết công suất. Người ta gọi đây là mùa sắn sáng...

Từ lâu, huyện Văn Yên được coi là “thủ phủ” của cây sắn cao sản, các giống sắn KM94, KM60 năng suất trung bình từ 20 - 25 tấn/ha được trồng ở khắp mọi nơi không chỉ các xã dọc hai ven bờ sông Hồng nó còn leo lên tận các xã vùng cao Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm..., diện tích khoảng 12.000 ha.


Sắn chở đầy sân nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên

Giá sắn củ tươi luôn bấp bênh, nhiều năm đầu vụ 900 đ/kg nhưng cuối vụ lại vống lên 1.700 - 1.900 đ/kg, có năm đầu vụ giá 1.600 - 1.700 đ/kg, cuối vụ chỉ còn 500 - 700 đ/kg, tỉnh Yên Bái phải hỗ trợ giá cho bà con, nhưng nhiều hộ không dám nhổ đành bỏ mặc trên đồi. Chính vì thế năm 2013 huyện Văn Yên chỉ quy hoạch 8.000 ha, năm 2014 là 6.500 ha, giảm dần diện tích trồng sắn.


Niềm vui mùa sắn sáng của người nông dân

Bà Nguyễn Thị Tâm ở thôn Chàm, xã Đông Cuông vừa bán gần 10 tấn sắn với giá 1.400 đ/kg, bà bảo: Gia đình tôi có hơn 2 ha sắn, đây là đất trồng rừng, tranh thủ rừng mới trồng chưa khép tán nên trồng xen sắn cho đỡ phí đất. Cũng là đánh bạc với trời thôi, giá sắn năm ngoái tầm ngàn hai, chưa phải là cao nhưng không trồng sắn thì chẳng biết trồng cây gì. Ai ngờ giá sắn năm nay đầu vụ đã ngàn ba, ngàn tư. Thế là được giá, gia đình tôi huy động tất cả mọi người lên đồi nhổ sắn. Nhà máy và các lò sấy tranh nhau mua, sắn đang bán được giá thì bán ngay. Giá cả không biết thế nào đâu, nhiều nhà chờ giá lên nữa mới bán, khi giá xuống dưới một ngàn thì chỉ nhìn đồi sắn mà khóc... Bà Tâm ước tính năm nay thu chừng 50 - 60 tấn sắn củ tươi, với giá hiện nay thì cũng được 70 - 80 triệu.


Đóng gói tinh bột sắn

Đang mùa thu hoạch sắn, khắp các ngả đường những chiếc xe ô tô hiệu Hoa Mai len lỏi vào các ngõ ngách chở sắn chạy kìn kìn, người trồng sắn và người thu mua sắn đang chạy đua với thời gian. Vì chưa năm nào giá sắn củ tươi và giá sắn khô lại bán được giá và thuận lợi như năm nay, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.


Sắn sấy khô

Theo thống kê chưa đầy đủ, huyện Văn Yên có trên 1.000 lò sấy sắn khô, lò lớn mỗi mẻ sấy 10 - 12 tấn, lò nhỏ 3 - 5 tấn. Xã Mậu Đông có khoảng hơn 100 lò, từ đầu vụ đến giờ các lò đều rực lửa. Chúng tôi tạt vào lò sấy sắn khô của gia đình ông Nguyễn Văn Khởi, có khoảng 5 - 6 người làm công đang đóng các bao sắn khô xuất cho thương lái.


Lò sấy sắn của gia đình ông Nguyễn Văn Khởi

Chị phụ nữ dứt khoát không nói tên, tôi đoán chị nhà của ông Khởi: Nom chúng em nhếch nhác thế này đưa chúng em lên báo làm gì. Lò của nhà em có 3 khoang sấy, mỗi mẻ sấy từ 10 - 12 tấn, cứ hai ngày rưỡi thì được một mẻ. Giá sắn khô hiện nay đang là 4.200 đ/kg, so với năm ngoái cũng tạm được.

Huyện Văn Yên có hai dây chuyền chế biến tinh bột sắn cũng đang mở hết công suất. Ông Nguyễn Văn Hải - Phó giám đốc nhà máy sắn Văn Yên cho biết: Vụ sắn năm nay chúng tôi dự kiến tiêu thụ khoảng 50 - 60 ngàn tấn sắn củ tươi cho nông dân, kế hoạch SX 15.500 tấn tinh bột. Sản phẩm đều XK sang Trung Quốc, giá chào hàng 9 triệu/tấn. Do tinh bột của nhà máy chúng tôi chất lượng cao, đã đăng ký chỉ dẫn địa lý với Cục Sở hữu trí tuệ, nên được nhiều khách hàng tìm mua...

Ông Doãn Văn Thủy - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên: Nhiều năm trước sắn rớt giá thảm hại, tỉnh phải hỗ trợ rồi vận động các nhà máy chế biến tinh bột sắn thu mua cho nông dân. Năm nay thì khác, các lò sấy sắn khô đang phải cạnh tranh giá với nhà máy.

Mới đầu các lò chỉ mua với giá 1.400 đ/kg, khi nhà máy nâng giá lên 1.600 đ/kg trả tiền ngay, buộc các lò chế biến cũng phải tăng giá theo. Thu nhập từ cây sắn năm nay của nông dân Văn Yên sẽ không dưới 350 tỷ đồng...

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm