| Hotline: 0983.970.780

Mục đích của nghiên cứu sự sống trên sao Hỏa

Thứ Sáu 14/03/2014 , 08:51 (GMT+7)

Mặc dầu các nhà khoa học cho rằng, bình thường Trái đất còn tồn tại khoảng 50 tỷ năm nữa nhưng người ta vẫn lo xa để mong tìm kiếm một hành tinh khác có thể duy trì được cuộc sống.

* Xin hỏi, tại sao các nhà khoa học lại đi tìm sự sống trên sao Hỏa? Việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa nhằm mục đích gì?

Phạm Nguyệt Hà, Châu Thành, Tiền Giang

Sao Hỏa là hành tinh giống Trái đất nhất trong hệ Mặt trời. Dù là quá khứ hay hiện tại thì khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh đỏ vẫn vô cùng lớn. Nước ở dạng lỏng, thứ mà người ta thường cho rằng là điều kiện tất yếu cho sự sống tồn tại, từng chảy trên hành tinh này.


Hình ảnh sao Hỏa

Những bức ảnh quan sát sao Hỏa được công bố gần đây nhất cho thấy, trên bề mặt lạnh lẽo của hành tinh đỏ, từng có dấu tích của những dòng nước. Điều đáng nói, hiện tượng này đã được xác định là chỉ xảy ra trong khoảng 10 năm trở lại đây.  Năm 1854, William Whewell, một thành viên của Trinity College, Cambridge, từ lý thuyết cho rằng sao Hỏa có biển và đất đai...

Nhà văn người Anh HG Wells viết cuốn sách "The War of the Worlds" vào năm 1897, nói về cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh từ sao Hỏa, những người chạy trốn từ các hành tinh khô. Quang phổ phân tích bầu khí quyển sao Hỏa bắt đầu có một cách nghiêm túc vào năm 1894, khi nhà thiên văn học Hoa Kỳ William Wallace Campbell cho thấy rằng, không phải nước hoặc ôxy có mặt trong khí quyển sao Hỏa.

Mặc dầu các nhà khoa học cho rằng, bình thường Trái đất còn tồn tại khoảng 50 tỷ năm nữa nhưng người ta vẫn lo xa để mong tìm kiếm một hành tinh khác có thể duy trì được cuộc sống. Công cuộc tìm kiếm này vô cùng tốn kém mà theo tôi là rất ít hy vọng.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.