| Hotline: 0983.970.780

Mừng lo mùa cam chín

Thứ Tư 11/01/2012 , 11:03 (GMT+7)

Mấy năm gần đây cam Xuân Thành được cả sản lượng, chất lượng. Năm nay người trồng cam lại được mùa nhưng vẫn canh cánh nỗi lo rớt giá.

Vùng cam Phủ Quỳ (Nghệ An) trồng tập trung chủ yếu tại Cty Xuân Thành và Cty 3-2 thuộc huyện Quỳ Hợp. Mấy năm gần đây cam Xuân Thành được cả sản lượng, chất lượng. Năm nay người trồng cam lại được mùa nhưng vẫn canh cánh nỗi lo rớt giá.

Cty Xuân Thành xây dựng nên vùng cam mới không chỉ bằng kinh nghiệm, dám đầu tư mà bằng cả kiến thức khoa học về cây cam. Có lẽ chưa nơi nào có một cơ cấu giống cam chín rải vụ như ở đây. Năm 2010 cam Xuân Thành trúng mùa và trúng giá cho cả cam chính vụ, cam chín muộn. Với 180 ha có sản lượng 3.000 tấn, thời tiết thuận lợi; đặc biệt là thời kỳ chín có nắng hanh, cam đẹp mã, đầu mùa giá cam chỉ 4.000đ/kg rồi nhanh chóng vượt lên 15.000-18.000, đỉnh điểm là 22.000đ/kg cuối vụ, gấp 5-6 lần giá cam đầu vụ. Đến đầu tháng 12 là cơ bản hết cam, nhiều người thu tiền tỷ từ trồng cam.

Năm nay, đến thời điểm đầu tháng Chạp mà mùa cam vẫn như chưa bắt đầu. Về vùng cam chúng tôi chỉ gặp lác đác đôi chuyến xe lai chở một vài tạ cam từ các vườn ra xuôi theo quốc lộ 48 về Thái Hòa, Quỳnh Lưu... Ngay ở các chợ như Quang Tiến, chợ Thái Hòa dù giá chỉ 10- 15.000đ/kg nhưng họ bảo cũng rất khó bán. Từ chuyện giá cam năm 2010, các hộ trồng cam đến giờ vẫn nín thở chờ giá, sau đợt gió mùa cuối năm trời hửng nắng các vườn cam chính vụ đã chín đỏ.

Khác với năm ngoái, do sự thay đổi thời tiết, mùa mưa kéo dài, đến thời kỳ gần thu hoạch vẫn còn có mưa, lượng ẩm trong đất còn cao, cam chín muộn hơn. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ là vấn đề đáng quan tâm của nhiều người. Theo anh Lê Viết Minh, PGĐ Cty thì năm nay cam Cao Phong của Hòa Bình được mùa, đang chiếm lĩnh thị trường, cam có phần đẹp mã hơn giá cũng chỉ 12.000đ/kg trong khi nhiều hộ trồng cam tại đây đặt giá 18-20.000đ, chưa kể lượng cam của Bãi Phủ, Con Cuông và cả cam từ trong Nam ra nên thị trường đang chững lại.

Theo dự đoán của một số người thì cam mùa (chính vụ) rất có thể kéo dài cho đến tết và như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến vụ cam năm sau, quy trình chăm bón bị đảo lộn, nhiều loại vật tư nhất là phân bón đã tập kết tại vườn chờ thu hoạch xong là bón, tưới để đón sự phân hóa mầm hoa của vụ xuân. Chưa tính nếu kéo dài thu hoạch sẽ có một lượng cam rụng tăng dần theo thời gian chín.

Thông thường theo trình tự thu hoạch xong cam chính vụ rồi mới đến các giống chín muộn, thời gian trải dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau nhưng hiện tại cam Valencia và V2 cũng bắt đầu chín. Cứ đà này có thể cam mùa và cam muộn sẽ cùng vào tết mà chỉ riêng lượng cam mùa của Xuân Thành xấp xỉ như năm 2010, chưa kể lượng cam của Cty  3-2 nữa.

Niềm vui của người trồng cam gửi vào mùa thu hoạch không phải lúc nào cũng thuận, thế mới biết làm ra quả cam đã nhọc nhằn vất vả, nhưng để thứ sản phẩm tươi này được tiêu thụ đúng với giá trị của nó lại càng khó hơn. Như một vị giám đốc cam nói “quả cam ngọt thật nhưng có lúc lại rất chua” và chỉ người trồng cam mới nếm trải.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm