| Hotline: 0983.970.780

Muôn nỗi đau đầu trong ngày Tết

Thứ Sáu 12/02/2010 , 09:16 (GMT+7)

Canwest News Service có bài viết về nỗi lòng những người lao động Trung Quốc mỗi năm về quê ăn Tết, có một số điều cũng giống với ở Việt Nam của chúng ta.

Canwest News Service có bài viết về nỗi lòng những người lao động Trung Quốc mỗi năm về quê ăn Tết, có một số điều cũng giống với ở Việt Nam của chúng ta.

Mỗi dịp năm mới, Trung Quốc lại chứng kiến một làn sóng người lao động từ các thành phố lớn đổ về các miền quê ăn Tết và với nhiều người trong số đó, Tết nhất chỉ làm họ đau đầu.

“Tôi hoàn toàn rỗng túi. Tôi rất ngượng khi phải trở về nhà hay gặp họ hàng ở quê”, một blogger viết trên diễn đàn của Xinhuanet. “Tết là một gánh nặng đối với tôi”.

Rất nhiều người trả lời cho một khảo sát trên trang sohu.com nói rằng chi phí cho quà cáp về nhà là vấn đề chính của họ. Một số thì than phiền về việc đi lại vô cùng khó khăn. Chính quyền ước tính người Trung Quốc sẽ thực hiện khoảng 2,54 tỷ lượt đi lại trong dịp lễ. Tàu, xe buýt và đường cao tốc sẽ bị tắc nghẽn.

Lớp lớp người Trung Quốc xếp hàng chờ lên tàu ở Bắc Kinh để về quê ăn tết

Một số người khác sau khi sẵn sàng với những chi phí và việc chen chúc thì vẫn phải đối mặt với nỗi bối rối khi về nhà. Đó là áp lực kết hôn từ phía gia đình và họ hàng.

Carrie Hong, một nhân viên truyền thông ở Thượng Hải, sợ hãi với những bữa tiệc mà cha mẹ lôi kéo cô đến vào những ngày nghỉ Tết.

“Thế nào vào bữa tối sum họp, dì tôi cũng sẽ kéo lại hỏi ‘bao giờ thì cháu mang bạn trai về ăn tối với gia đình đây?’”, cô gái 27 tuổi xinh đẹp nói.

Hong cho biết mẹ cô luôn muốn cô cùng bà đi chúc Tết và với cô chuyện đó là cực hình. “Mấy bà bạn của mẹ, những phụ nữ U50 luôn quấy rầy tôi về việc khi nào thì tôi lập gia đình”, Hong nói. “Và tôi sẽ đáp lại họ bằng vẻ mặt lạnh lùng”.

Năm con Hổ mở đầu vào ngày 14/2. Với người Trung Quốc, Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Tất cả được gói gọn trong một kỳ nghỉ chứa đầy thứ cần phải lo lắng.

Truyền thống và cách đón Tết cũng có thay đổi theo vùng miền, nhưng bữa ăn tối của mỗi gia đình Trung Quốc vào đêm giao thừa là sự kiện quan trọng nhất. Cả đại gia đình ăn tối tại nhà hoặc thỉnh thoảng, ở các thành phố lớn, ăn tại các nhà hàng. Cá luôn có trong thực đơn, tượng trưng cho mong muốn giàu sang trong năm tới. Và buổi tối luôn kết thúc lúc gần nửa đêm với pháo, rất nhiều pháo. Tiếng pháo nổ đem lại may mắn và được cho là để xua đuổi một loại quái thú trong truyền thuyết chuyên tấn công người, đặc biệt là trẻ em.

Những ngày sau giao thừa là thời gian để đi thăm họ hàng và bạn bè thân hữu. Và hầu như không ai dám đi chúc Tết tay không. Thuốc lá là một sự lựa chọn, nhưng rượu trắng luôn luôn được đánh giá cao và những người già thì được tặng trà thảo dược và thuốc bổ gia truyền của Trung Quốc.

Bao lì xì màu đỏ thì được phân phát một cách hào phóng trong những chuyến thăm này. Trẻ em và các bạn trẻ được nhận lì xì cho đến khi đi làm hoặc kết hôn. Người lớn thì phải mừng tuổi người khác. Tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình mà trọng lượng bao lì xì khác nhau nhưng 15 USD được cho là mức tối thiểu và trong một số trường hợp những bao này có thể chứa hơn 100 USD.

Những chuyến du lịch xa thường không phải là sự lựa chọn cho hàng triệu người lao động Trung Quốc, đặc biệt là những công nhân nhà máy nhập cư. Do đó, họ không có chọn lựa nào khác là về nhà, thăm bố mẹ và vợ con trong một tuần nghỉ Tết. Việc này gây rối loạn giao thông vào mọi năm và không có cách gì khắc phục. Nhưng dù có sợ hãi viễn cảnh này thế nào, tất cả đều về nhà nếu họ còn có thể.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm