| Hotline: 0983.970.780

Muốn vượt "bão", phải liên kết

Thứ Ba 01/01/2013 , 15:04 (GMT+7)

Ngành điều và cà phê của VN phải hạn chế dần cung cách làm ăn riêng rẽ, gắn kết lại với nhau để có thể vượt “bão lớn” sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2013.

Những khó khăn chồng chất của thị trường đang đòi hỏi ngành điều và cà phê của VN phải hạn chế dần cung cách làm ăn riêng rẽ, gắn kết lại với nhau để có thể vượt “bão lớn” sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2013.


Chế biến điều XK

BÀI HỌC “MUA NGAY, BÁN NGAY”

Năm 2012, sản lượng cà phê XK của VN đạt kỷ lục khoảng 1,5 triệu tấn nhân, kim ngạch trên 3 tỷ USD (tăng 23% về lượng và 24% về giá trị so với niên vụ trước). Vậy nhưng, dù đạt được con số XK khá ấn tượng nhưng năm 2012 cũng chứng kiến rất nhiều DN cà phê lớn, có tên tuổi của VN rơi cảnh “rối như canh hẹ” vì làm ăn không hiệu quả, nhiều DN thua lỗ, nợ nần.

Nguyên nhân được giải thích là do kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại và khủng hoảng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn trầm trọng, lạm phát cao gây bất ổn kinh tế vĩ mô, đã tác động lớn đến nền kinh tế nước ta, trong đó có ngành cà phê. Ngoài ra, do nguồn lực tài chính vô cùng hạn chế, nguồn vốn hầu hết phải vay ngân hàng với lãi suất cực cao (trên 20%/năm giai đoạn 2011 và đầu năm 2012) đã khiến nhiều DN “đứt hơi”. Đặc biệt, phương thức “bán trừ lùi, kỳ hạn xa” trở thành một thói quen xấu của DN cà phê VN. Khi thị trường biến động, đã để cho mạng lưới các cơ quan đại diện của nước ngoài và môi giới dẫn dắt, chi phối giá cả, dẫn đến nhiều đơn vị làm ăn bết bát.

Tuy nhiên, theo ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội cà phê – ca cao VN (Vicofa), năm 2012 vẫn có rất nhiều DN làm ăn đạt hiệu quả vì đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và bài học thực tiễn về phương thức mua bán từ niên vụ năm 2011. Cụ thể, nhiều DN triệt để áp dụng phương thức “mua ngay bán ngay”, có hàng trong kho mới ký bán và giao hàng sớm nên đã tạo được sự ổn định vững chắc (như tập đoàn Intimex HCM, Cty Simexco Daklak, Tín Nghĩa Đồng Nai, Anh Minh, Trường Ngân, Phúc Sinh…). Chủ tịch Vicofa cũng cho rằng, năm 2013 sẽ còn đầy rẫy khó khăn cho DN, nhưng nếu biết đoàn kết, tập hợp sức mạnh và áp dụng chiến lược kinh doanh đúng (“mua ngay bán ngay”, lãi ít nhưng đảm bảo ổn định) thì sẽ có thể vượt “bão”. Để giải quyết “bức tường băng” vốn vay, Vicofa khẳng định sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ, làm việc với các ngân hàng để huy động nguồn vốn với mức lãi suất hợp lý, giúp DN có nguồn tài chính kịp thời thu mua, chế biến và XK theo đúng hợp đồng ký kết với khách hàng năm 2013.

Về thị trường, ông Nguyễn Nam Hải – Tổng Giám đốc Tổng Cty cà phê VN (Vinacafe) cho biết: VN đang có nhiều thuận lợi khi có tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ là bạn hàng cà phê. Trong đó, chỉ với 20 nước nhập hàng đầu đã chiếm gần 73% thị phần (trong đó, Đức chiếm gần 13%, Mỹ gần 12%). Một số thị trường nhập khẩu mới nổi khác như Indonesia và Mexico sẽ tiếp tục có nhu cầu tăng cao trong thời gian tới. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang trở thành thị trường lớn, đầy tiềm năng khi liên tiếp 2 vụ vừa qua luôn đứng trong danh sách 20 nước nhập khẩu cà phê hàng đầu của VN.

Ông Hải cũng cho biết, vụ mùa 2013 sẽ chứng kiến sự sụt giảm sản lượng của hầu hết các nước trồng cà phê như Braxin, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia… (trong đó VN giảm trên 20%). Tình hình này sẽ tác động đến nguồn cung và đảm bảo cho giá bán giữ vững ở mức có lợi cho nông dân trồng cà phê trong năm 2013.

LIÊN KẾT ĐỂ CHIA SẺ THỊ TRƯỜNG

Với ngành điều, năm 2012 dù khó khăn nhưng vẫn XK vượt năm 2011 với trên 200.000 tấn, kim ngạch trên 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, trước cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu, hiệu quả kinh tế mang lại cho cả nông dân và DN lại rất thấp: Sản lượng XK tăng trên 26% nhưng giá trị kim ngạch chỉ tăng 2%. Lý do, theo ông Nguyễn Thái Học – Chủ tịch Hiệp hội điều VN (Vinacas), thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc khá ảm đạm, giao dịch chậm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, tại VN đã ra đời rất nhiều DN vừa và nhỏ hoạt động trong ngành điều, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP. Những DN này thu gom hàng xấu đem bán khắp nơi, gây mất uy tín và giảm giá bán. Các khách hàng nước ngoài được thời cơ ép giá khiến toàn thị trường ngành điều VN bị ảnh hưởng.

Năm 2013, ngoài nỗi lo vốn vay ngân hàng hạn chế, ngành điều VN sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật thương mại của các quốc gia nhập khẩu như: Luật sửa đổi bổ sung các quy định an toàn thực phẩm (FSMA) của Hoa Kỳ; các quy định kiểm soát nhập khẩu mới của EU; các rào cản kỹ thuật của thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, mặt hàng điều có thể bị đưa vào diện điều tra chống bán phá giá, áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Trung Quốc (thị trường lớn nhất châu Á, thứ hai thế giới sau Mỹ của ngành điều VN).

Vì thế, để đảm bảo kinh doanh năm 2013 được ổn định, Vinacas yêu cầu các DN XK nhân điều cần đảm bảo giá bán hợp lý, tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng và VSATTP. Vinacas cũng đang kiến nghị Chính phủ phê duyệt đề án “Kinh doanh XK điều nhân có điều kiện” để loại bỏ dần các DN làm ăn chụp giật. Đồng thời, tiếp tục gửi văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ cho một số DN ngành điều; tiếp tục cho vay mới với lãi suất ưu đãi để DN thu mua, chế biến, giao hàng đúng hợp đồng ký kết.

Ngoài ra, dự báo năm 2013 kinh tế Mỹ, Châu Âu vẫn trong tình trạng trì trệ, thu nhập và tiêu thụ giảm sút, nhập khẩu giảm, đơn hàng giảm sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến XK nhân điều. Vì thế, các DN cần chủ động thu mua, nhập khẩu nguyên liệu theo diễn biến thị trường. Chủ động liên kết, chia sẻ, thống nhất đàm phán phương thức “giao hàng ngay” thay vì bán giao xa để không đi vào “vết xe đổ” trong thời gian qua.

+ Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Vicofa:

Trước tình hình khủng hoảng kinh tế 3 năm qua, Chính phủ thấy cần phải tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, không thể đầu tư dàn trải gây tốn kém và không hiệu quả. Đối với ngành nông nghiệp, Bộ NN-PTNT sẽ tập trung vào 4 mặt hàng chính: gạo, cà phê, cao su và thủy sản trong đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp. Trong đó, Vicofa xác định công tác tái canh cây cà phê được đặt lên hàng đầu để đảm bảo cho 5-10 năm tới không bị giảm sản lượng. Ngoài ra, Vicofa sẽ làm việc với các Bộ ngành để sớm trình nhà nước chính sách lâu dài cho ngành cà phê, thực hiện gắn kết giữa sản xuất, tiêu thụ và XK.

+ Ông Nguyễn Thái Học – Chủ tịch Vinacas:

Như những ngành kinh tế khác, liên tiếp hai năm 2011-2012, ngành điều cũng không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Vì thế, sang năm 2013 chúng tôi đang chuẩn bị những điều kiện, giải pháp để làm sao DN tiếp tục đứng vững trong bối cảnh thị trường đầy biến động. Vinacas đề nghị Chính phủ và các địa phương có trồng và chế biến điều triển khai các cơ chế, chính sách cụ thể cho tăng đầu tư vào vùng nguyên liệu, tăng khuyến nông, khuyến công và vay vốn để DN đầu tư trực tiếp vào xây dựng vùng điều và thu mua nguyên liệu chế biến, XK cho những đơn hàng trong năm tới.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm