| Hotline: 0983.970.780

Mỹ Thủy phát huy thành quả

Thứ Ba 19/09/2017 , 09:08 (GMT+7)

Tháng 12/2015, xã Mỹ Thủy cùng với các xã An Thủy, Mai Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). 

Đó chính là thành quả của của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã qua chặng đường hơn 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

19-46-27_gii_thi_du_co_tuong_trong_khuon_kho_le_hoi_chu_hong_phuc_2017_o_x_my_thuy
Giải thi đấu cờ tướng tại xã Mỹ Thủy

Mỹ Thủy có hơn 1.520 hộ dân với gần 4.430 nhân khẩu. Là xã thuộc vùng bán sơn địa nên Mỹ Thủy vừa có đồi núi, lại vừa có đồng bằng, đời sống nhân dân chủ yếu là dựa vào sản xuất nông- lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Còn nhớ, vào năm 2011, khi Mỹ Thủy được chọn là 1 trong 8 xã điểm của huyện Lệ Thủy thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, xã mới chỉ đạt 8/19 tiêu chí.

Cũng giống như nhiều địa phương khác, khi bắt tay vào thực hiện chương trình, xã gặp rất nhiều khó khăn do chuyển dịch cơ cấu chậm; chất lượng, hiệu quả sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa cao; hạ tầng nông thôn, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng; thu nhập người dân thấp và bấp bênh; điều kiện sinh hoạt, học tập, đi lại của nhân dân rất khó khăn.

Đảng bộ, chính quyền xã Mỹ Thủy luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao đời sống người dân, xây dựng thành công NTM. Đảng ủy, UBND xã đã thành lập BCĐ, BQL và thành lập 4 Ban phát triển thôn ở 4 thôn cùng các Ban giám sát cộng đồng; đồng thời khẩn trương xây dựng, ban hành các nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động và lộ trình cụ thể, sát thực, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Giờ đây, Mỹ Thủy đang khoác trên mình một diện mạo mới. Bộ mặt nông thôn của xã đã thay đổi rõ rệt bởi hệ thống điện, đường, trường, trạm, chợ và các công trình phúc lợi công cộng từng bước được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn quốc gia. Đời sống vật chất lẫn tinh thần có nhiều đổi thay. Nhiều mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại được hình thành; bức tranh NTM ở Mỹ Thủy còn được điểm tô bởi những gam màu tươi sáng từ những đồi cây, nương sắn, vườn nén, nghệ, gừng, các loại đậu đỗ xanh mướt; những ngôi nhà khang trang, kiến cố.

Chợ Hôm Trạm được sửa chữa, nâng cấp với hàng hóa phong phú, chất lượng đảm bảo không chỉ phục vụ nhu cầu mua bán thuận lợi của nhân dân trong xã mà còn cho người dân vùng phụ cận. Các loại hình dịch vụ - kinh doanh, thương mại từ ăn uống, giải khát, tín dụng, chăm sóc sức khỏe đến vận tải hàng hóa, vật liệu xây dựng, xăng dầu, vật tư nông nghiệp, khai thác cát sạn … phát triển mạnh mẽ.

Nhất là dịch vụ vận tải hành khách, hiện Mỹ Thủy có 3 nhà xe tư nhân chuyên chạy các tuyến Lệ Thủy – Đồng Hới, Lệ Thủy – Huế - Đà Nẵng góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong vùng. Chùa Hoằng Phúc được trùng tu, phục dựng và lễ hội di tích lịch sử này hàng năm vừa tạo điểm nhấn, vừa là lợi thế, tiềm năng cho ngành nghề dịch vụ, thương mại của Mỹ Thủy ngày càng phát triển …

Nếu như ngược dòng thời gian cách đây 5 năm, hệ thống giao thông nông thôn của Mỹ Thủy xuống cấp, thiếu đồng bộ, nhiều tuyến đường đất ở thôn Thống Nhất, Mỹ Sơn lầy lội khi trời mưa thì đến nay các tuyến đường liên thôn, ngõ xóm đều được nâng cấp, bê tông hóa và mở rộng trên 3,5 m. Hệ thống thủy lợi cũng được quan tâm đầu tư và đạt chuẩn, cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất của nhân dân.

19-46-27_nhieu_tuyen_duong_duoc_be_tong_ho_sch_dep_v_dt_chun_o_x_my_thuy
Nhiều tuyến đường được bê tông hóa

Tất cả 3/3 trường học trên địa bàn và trạm y tế xã đều đạt chuẩn quốc gia, 1 nhà văn hóa – thể thao, sân vận động xã và 4/4 nhà văn hóa thôn đều được xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn. Tỷ lệ số người có việc làm thường xuyên trong độ tuổi lao động đạt trên 91% và sẽ được tăng lên khi nhà máy gạch tuy nen Mỹ Thủy đưa vào vận hành.

Có thể nói, bộ mặt nông thôn mới của xã Mỹ Thủy hôm nay đã thấp thoáng dáng dấp của phố thị. Đó chính là thành quả của 6 năm xây dựng và hoàn thiện NTM, đây là tiền đề để xã Mỹ Thủy tiếp tục vượt qua thử thách, quyết tâm gìn giữ và nâng cao chất lượng các tiêu chí, xứng đáng với sự kỳ vọng của người dân.

 

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.