| Hotline: 0983.970.780

NAFIQACEN - Hai mươi năm một tầm nhìn

Thứ Tư 09/07/2014 , 08:07 (GMT+7)

Trong bài viết này, tôi chỉ muốn nói về NAFIQACEN như một sự nhớ lại. Đó là sự nhớ lại thời điểm khởi đầu của một tư duy mới, sự triển khai một tầm nhìn, một phương pháp luận mới, một cách làm mới.

NAFIQACEN là tên viết tắt của National Fisheries Quality Assurance Center- Trung tâm An toàn chất lượng Thuỷ sản (đúng ra là Bảo đảm an toàn chất lượng, với thuật ngữ chất lượng bao hàm cả phương diện an toàn vệ sinh), được thành lập theo Quyết định số 648/QĐ ngày 26 tháng 8 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản(*).

Sau 9 năm (năm 2003) Trung tâm được chuyển đổi thành Cục, với tên giao dịch viết tắt là NAFIQAVED. Cùng với tên mới như vậy, cơ quan này được chuyển từ đơn vị sự nghiệp sang quản lý Nhà nước, nhiệm vụ của nó cũng được thêm vào phần Thú y thuỷ sản. Tên NAFIQAVED được giữ cho đến khi nhập Bộ Thuỷ sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2007).

Với tên viết tắt NAFIQAD, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản hiện là một đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phạm vi trách nhiệm đối với sản phẩm tất nhiên mở ra cho tất cả các loại nông lâm thuỷ sản, trong khi nhiệm vụ quản lý về thú y thuỷ sản cũng đã tách ra và chuyển chung về cục Thú y.

Trong bài viết này, tôi chỉ muốn nói về NAFIQACEN như một sự nhớ lại. Đó là sự nhớ lại thời điểm khởi đầu của một tư duy mới, sự triển khai một tầm nhìn, một phương pháp luận mới, một cách làm mới để sản phẩm thuỷ sản làm ra có chất lượng được đảm bảo một cách chủ động, từ đó có chỗ đứng trên thương trường do đủ độ tin cậy về chất lượng và an toàn vệ sinh.

Đây cũng là bước đầu tiên của một hoạt động hội nhập quốc tế quan trọng với một phương pháp luận về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đã nhanh chóng vượt qua mọi biên giới, để rồi sản phẩm làm ra ở bất kỳ đâu cũng phải tuân thủ theo đúng tư duy này nếu muốn đến với thị trường.

Ở Việt Nam ta, cho đến nay, dù NAFIQACEN, hay NAFIQAVED và cả đến NAFIQAD bây giờ, cái cốt lõi là theo đuổi nhất quán một tư duy quan trọng làm cơ sở cho sự hội nhập của thị trường thực phẩm thế giới được khởi thuỷ từ cuối những năm 80, được chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết liệt để áp dụng vào Việt Nam ta trong những năm đầu 90.

Sự chuyển mình của sản xuất mà trước tiên là từ cộng đồng các cơ sở chế biến xuất khẩu, sự học hỏi cần mẫn và chịu khó sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chất lượng thuỷ sản, và cuối cùng-sự cương quyết đổi mới của cơ quan quản lý Nhà nước lúc bấy giờ với sự trợ giúp đáng kể của FAO, các dự án ODA từ các nước tiên tiến (mà chủ yếu là Vương quốc Đan Mạch) đã đưa đến sự thành công, chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh thuỷ sản nước ta.

Điều thay đổi lớn là: chuyển từ kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối sang thực thi các giải pháp kỹ thuật và quản lý bảo đảm an toàn chất lượng và vệ sinh trên toàn bộ các khâu sản xuất - An toàn chất lượng.

Bây giờ, nhiều khi chúng ta thấy cách làm này như là hiển nhiên, tuy vậy phải thấy rằng: để tạo sự khác biệt với tiếp cận trước là cả một quá trình, nhiều khi không đơn thuần là vấn đề quản lý, mà cả tổ chức sản xuất và công nghệ áp dụng. Hơn thế nữa là sự lôi cuốn cả nguồn nhân lực làm ra sản phẩm cùng tham gia vào đây.

Có thể nói: Mỗi người tham gia làm ra sản phẩm thì cũng là người đảm bảo chất lượng sản phẩm đó ở khâu sản xuất của mình, vì thế người sản xuất và người làm quản lý chất lượng cần phải đồng hành trên mọi chặng đường, ở mọi công đoạn của mọi quy trình sản xuất. Chất lượng sản phẩm được định hình tại mọi khâu, nguy cơ đe doạ chất lượng được nhận diện và loại bỏ ngay bằng các giải pháp kỹ thuật từ khi được nhận diện.

Dù các chương trình quản lý chất lượng Quốc gia có thể khác nhau theo tên gọi ở mỗi nước, mỗi thị trường, cái công cụ đổi mới cơ bản mà ở đâu cũng đều áp dụng đều là HACCP, cái đích cần đạt đến là Quy phạm sản xuất cho mỗi sản phẩm tại mỗi cơ sở, và suy rộng ra là một tổ hợp mọi giải pháp an toàn cho mọi khâu sản xuất, từ tạo ra nguyên liệu đến chế biến, bao gói và đưa đến thị trường với vai trò là một Chương trình quản lý chất lượng tổng thể. Cái hệ thống suy rộng ra này có thể có tên gọi khác nhau ở mỗi nước tuy nhiên sự nhất quán là cầnquản lý chất lượng vệ sinh thuỷ sản từ "ao nuôi (hay từ vùng đánh bắt) đến bàn ăn".

Trong khuôn khổ bài viết này không thể đi chi tiết về những nội dung của vấn đề nêu lên, một việc mà nhiều tài liệu đã đề cập khá kỹ. Điều cần quan tâm nhất ở đây là: bản thân nó có một sức mạnh đáng kể với vai trò một công cụ pháp chế cho quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm trên mặt bằng sản xuất kinh doanh thuỷ sản mỗi nước, của mỗi thị trường và của thương mại thuỷ sản thế giới.

Nó đã được WHO, ISO rồi sau đó là WTO lấy làm chuẩn mực cho sản xuất và giao thương thuỷ sản, sau mở rộng ra cho mọi loại thực phẩm toàn cầu. Dù bản thân nó không thể thay thế được những thành tựu khoa học trong chế biến và bảo quản thực phẩm, trong phân tích kiểm nghiệm, thì cũng phải nói: Nếu không có cách làm này thì hiệu quả đi vào sản xuất của các thành tựu khoa học trên bị hạn chế khá nhiều vì không được chỉ dẫn đầy đủ bởi các yêu cầu chính đáng của trước hết là người tiêu dùng và một bên là hiệu quả của hệ thống sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Tính khác biệt của cách làm chất lượng này có thể nhận biết bằng cách nhìn vào tư duy, cách tiếp cận cơ bản và về phương pháp luận vận hành nó. Cụ thể là:

Với tư duy: Cần phải Sản xuất ra sản phẩm thuỷ sản đạt các yêu cầu chất lượng thay vì kiểm tra chọn ra từ sản phẩm cuối loại đạt tiêu chuẩn để đưa ra thị trường. Đây là một tư duy đổi mới căn bản trong hoạt động quản lý chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Mọi nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm nằm về phía điều kiện sản xuất và các yếu tố đầu vào.

Trong quản lý chất lượng thì bảo đảm An toàn - QA thay cho Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối - KCS, OTK...,.Muốn sản xuất ra sản phẩm đạt chuẩn thì điều tiên quyết là điều kiện sản xuất và các yếu tố đầu vào phải phù hợp Quy phạm.

Tiếp cận được lấy làm nguyên tắc cơ bản để thực hiện tư duy đó là HACCP ( Hazard Analysis Critical Control Point). Tiếp cận này giúp phân tích nhận diện được các mối nguy và kiểm soát, chế ngự các mối nguy đó tại các điểm nóng, xung yếu ( theo các mức độ dập tắt -CCP1 và hạn chế- CCP2 tuỳ yêu cầu). Đây là tiếp cận cơ bản hình thành lên các Quy phạm sản xuất cho mỗi sản phẩm GMP (Good Manufacturing Practices) cũng như Chương trình bảo đảm an toàn chất lượng cho cả cụm sản phẩm của một cơ sở sản xuất, hay rộng ra cho mỗi ngành, mỗi quốc gia với tên gọi tổng thể là Chương trình quản lý chất lượng - QMP (Quality Management Program).

Phương pháp luận trong vận hành hệ thống này cần phải là: Người sản xuất đồng hành cùng người quản lý chất lượng theo một chương trình thống nhất, hơn thế nữa,phải làm sao để cái chất của hai lĩnh vực này hoà chung trong mỗi con người tham gia sản xuất ra sản phẩm ở mọi khâu để sản phẩm làm ra đạt các tiêu chuẩn đã cam kết.

Cho đến nay, sau nhiều năm áp dụng cách làm chất lượng này, ta thấy ở Việt Nam ( chung cho những nước xuất khẩu thuỷ sản khác) nhiều chi tiết, tên gọi, thậm chí khái niệm thay đổi so với ban đầu. Phần nhiều những sự thay đổi đó là kết quả những cập nhật để thích ứng và phù hợp với những thay đổi về các điều kiện cụ thể của thị trường, nhất là các thị trường trọng điểm.

Tuy nhiên cái cốt lõi của tư duy đó, tiếp cận đó và phương pháp luận vận hành đó không có gì thay đổi. Cũng muốn lưu ý rằng, chính sự lúng mang tính cập nhật và cái cốt lõi không đổi của tư duy này, tiếp cận này cũng đôi khi làm chuệch choạc vận hành phương pháp luận điều hành hệ thống Bảo đảm an toàn vệ sinh của một sản phẩm, của một ngành và thậm chí của một số việc tầm túng giữa những cái thay đổi Nhà nước.

Cần lưu ý rằng "tế bào" của QMP là các Quy phạm cụ thể GMP cho từng sản phẩm. GMP sản phẩm đó có sự kết hợp với GAP cũng như các Quy phạm của các lĩnh vực khác liên quan để hình thành ra QMP này.

Mọi vấn đề liên quan đến GMP và chất lượng này đều phải xem xét tới ảnh hưởng và tác động đến chất lượng của sản phẩm cuối, thí dụ như tình trạng dịch bệnh và các thuốc dùng, những thành phần nhạy cảm trong thức ăn, tình trạng môi trường và các hoá chất phòng trị, mức độ nghiêm minh ở các cửa khẩu... Tôi cho đây là điểm tối quan trọng người quản lý chất lượng phải rõ. Nắm không rõ sẽ không có các QMP tốt được và dù có tốt cũng không triển khai được.

Chính vì vậy nhân dịp tròn 20 năm kể từ khi NAFIQACEN, tổ chức tiền thân của NAFIQAD hiện nay, ra đời, chúng ta nên giành thời gian xứng đáng nghiêm túc đánh giá lại những thành công đã đạt đến do áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng tiên tiến này vào thuỷ sản, rồi sau đó mở ra cho nông sản thực phẩm khác, sự đóng góp của hệ thống này cho phát triển các ngành liên quan, cho An toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và cho thực phẩm xuất khẩu nói riêng.

Nhân đây, cũng phải xem lại còn gì chúng ta chưa làm được và còn gì ta vẫn còn nhầm lẫn. thí dụ như nhầm lẫn giữa việc Bảo đảm an toàn chất lượng và vệ sinh sản phẩm với cách làm cũ mà vẫn bị động chạy theo kiểm tra quá mức sản phẩm cuối; vì không nhận biết được các mối nguy đã để nẩy sinh hay bộc phát các trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh và buộc chạy theo các "chiến dịch" không mong muốn (nhất là các vấn đề liên quan đến xuất xứ và hạ tầng). Và tất nhiên cả sự nhầm lẫn giữa cái cốt lõi không đổi của HACCP, của GMP, QMP... với những chi tiết, khái niệm thay đổi thường nhật làm lúng túng khi vận hành hệ thống này.

Thiết nghĩ đây là điều thiết thực và rất cần thiết.

Năng lực của NAFIQACEN từ hai mươi năm trước là một trong 3 điều kiện quan trọng để EU ký các MOU về đảm bảo chất lượng thuỷ sản Việt Nam bán vào thị trường này, nó được thị trường rộng rãi công nhận là Competent Authority để rồi trở thành đối tác tin cậy của họ ngay từ buổi đầu đó. Xin chúc mừng NAFIQACEN nhân hai mươi năm quý báu này.

Sự quý báu có được là do sự nỗ lực của chính mình, nhưng cũng phải nói rằng bản thân cơ quan này được trang bị bởi tư duy đổi mới, tiếp cận đúng đắn và tham gia vào vận hành phương pháp luận tiên tiến - Phương pháp luận làm ra sản phẩm đủ uy tín về chất lượng và vệ sinh.

(*) NAFIQACEN trực thuộc Bộ Thuỷ sản (cũ), được thành lập trên cơ sở Trung tâm KCS nằm trong Tổng công ty XNK thuỷ sản -SEAPRODEX Việt Nam

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm