| Hotline: 0983.970.780

Nam Đàn gỡ nút thắt

Thứ Tư 11/09/2013 , 09:44 (GMT+7)

Nam Đàn (Nghệ An) được Ban chỉ đạo Trung ương chọn là 1 trong 5 huyện điểm của cả nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Nam Đàn (Nghệ An) được Ban chỉ đạo Trung ương chọn là 1 trong 5 huyện điểm của cả nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Đây là niềm vinh dự nhưng đồng thời cũng là sức ép không hề nhỏ, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân huyện.

Triển khai nhanh chóng

Xác định Chương trình xây dựng NTM là một hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích nên UBND huyện đã sớm xây dựng kế hoạch, thành lập bộ máy từ huyện đến tận xã, xóm. “Chủ trương của chương trình hợp với lòng dân nên khi triển khai cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, để tình hình sớm ổn định thì phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. So với yêu cầu, chỉ đạo của tỉnh thì huyện Nam Đàn có sáng kiến thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Thành lập Văn phòng NTM do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chánh văn phòng trực tiếp chỉ đạo các xã thành lập Ban quản lý, Ban giám sát cộng đồng, Ban phát triển thôn. Hằng tháng, tổ chức giao ban với các xã để nắm bắt tình hình, tháo gỡ những khó khăn còn tồn đọng”, ông Nguyễn Thiện Dũng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp, Phó Chánh văn phòng NTM huyện Nam Đàn, cho biết.

Nhờ nắm bắt kịp thời tình hình, phổ biến nhiều biện pháp hay, có khoa học nên nhân dân nhanh chóng nhận thức đầy đủ về phong trào NTM, mỗi hộ gia đình không chỉ tự nguyện hiến đất mà còn đóng góp nhiều ngày công để tu sửa xóm làng, chỉnh trang nhà cửa, bờ rào, nạo vét kênh mương... giúp bộ mặt của huyện ngày một khang trang, sạch đẹp hơn.


Người dân tích cực xây dựng giao thông nông thôn

Với phương châm “Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, lồng ghép các chương trình, dự án, huy động tối đa các nguồn vốn”, chỉ sau 3 năm, huyện Nam Đàn đã thuyết phục thành công 2.260 hộ tự nguyện hiến đất với diện tích 129.823 m2, trong đó đất vườn chiếm 31.729 m2, số còn lại là đất sản xuất. Tổng số vốn huy động được gần 379 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 67 tỷ đồng.

Đến thời điểm hiện tại, Nam Đàn cứng hóa gần 130,467 km đường giao thông nông thôn các loại. Xây dựng mới 3 nhà văn hóa; 8 trụ sở UBND xã; riêng trụ sở các xã Nam Trung, Nam Kim và Nam Phúc đã chính thức đưa vào hoạt động. Nâng cấp 5 sân thể thao xã và 26 sân thể thao thôn xóm; tiến hành xây mới 12 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 3 trường THCS, nâng cấp 14 trường tiểu học...

Nam Đàn có tổng cộng 23 xã thì có đến 14 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí của NTM, nổi bật là xã Kim Liên, Nam Giang (14 tiêu chí) và xã Nam Anh (13 tiêu chí); 9 xã còn lại đạt từ 7 đến 9 tiêu chí. Đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 18 % năm 2010 xuống chỉ còn 9,81 % năm 2012.

Thiếu kinh phí

Rõ ràng, Chương trình xây dựng NTM đang mang lại những tín hiệu cực kì tích cực, nhưng bên cạnh những mặt mạnh thì vẫn còn đó không ít khó khăn cần phải nhanh chóng tháo gỡ, nếu không có những thay đổi mạnh mẽ, huyện Nam Đàn khó có thể đáp ứng được yêu cầu của UBND tỉnh đã đặt ra.

Đến cuối năm 2014, huyện phải có 4 xã (gồm Kim Liên, Nam Giang, Nam Anh và Nam Trung) cán đích 19 tiêu chí NTM; hết năm 2015 là 7 xã (thêm xã Vân Diên, Xuân Hòa và Nam Cát). Theo tính toán sơ bộ, để cả 7 xã đạt chuẩn đúng thời gian thì số vốn tối thiểu phải huy động được trong 2 năm 2014, 2015 là 429,3 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp là 162,5 tỷ đồng, ngân sách các các cấp là 218,1 tỷ, các nguồn khác 42,7 tỷ. Con số này lớn hơn tổng kinh phí mà huyện Nam Đàn nhận được trong 3 năm trước đó đến 50 tỷ đồng và đây thực sự là nút thắt.

“Nam Đàn là một huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp nên huy động nội lực còn rất hạn chế. Chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng quá lớn trong khi nguồn hỗ trợ thì quá hạn hẹp, muốn cán đích thành công, huyện Nam Đàn cần nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm từ Trung ương và tỉnh”, ông Dũng cho biết.

Trong thời gian chờ đợi quyết sách từ cấp trên thì UBND huyện Nam Đàn vẫn đang cố gắng, tập trung tối đa những gì hiện có để hoàn thành nhiệm vụ đã được giao. Huyện chỉ đạo, yêu cầu các xã hoàn thành những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những tiêu chí gần đạt được và ít kinh phí như: Xây dựng hệ thống chính trị; văn hóa; giáo dục; y tế và vệ sinh môi trường.

Nêu cao tầm quan trọng của công việc chuyển đổi ruộng đất đến với từng hộ gia đình, đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, chuyên canh hàng hóa giá trị cao để cải thiện thu nhập, ổn định mức sống. Bên cạnh đó, không được lơ là việc tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thành tiêu chí NTM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm