| Hotline: 0983.970.780

Nam Định: Cả nghìn hộ dân mất Tết vì cá chết

Chủ Nhật 30/01/2011 , 11:44 (GMT+7)

Suốt một tháng qua, trời rét căm căm cắt da cắt thịt nhưng hàng nghìn hộ dân nuôi cá ở các vùng ven biển Nam Định như bị lửa đốt trong lòng. Hàng trăm triệu đồng đổ xuống sông xuống biến khi ngày qua ngày, cá lần lượt đờ đẫn rồi chết như ngả rạ.

Suốt một tháng qua, trời rét căm căm cắt da cắt thịt nhưng hàng nghìn hộ dân nuôi cá ở các vùng ven biển Nam Định như bị lửa đốt trong lòng. Hàng trăm triệu đồng đổ xuống sông xuống biến khi ngày qua ngày, cá lần lượt đờ đẫn rồi chết như ngả rạ.  

Suốt một tháng nay, thời tiết rét đậm kéo dài đã gây thiệt hại không nhỏ đến các loại gia súc gia cầm, thuỷ hải sản của người dân. Đặc biệt là có những ngày nhiệt nhiệt độ giảm xuống trên dưới 10­oC, đã khiến các loại thuỷ hải sản nước mặn của người dân vem biển Nam Định chểt như ngả rạ. Một trong những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất là huyện Nghĩa Hưng- Nam Định.

Các loại cá chết nhiều là những giống nuôi để xuất khẩu như: cá vược, cá song (mú), cá bống bớp…. Nhà khéo giữ thì mất dăm ba chục triệu, nhà nhiều thì thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Chạy dọc con đê Nông Trường-Nam Điền hai bên san sát ao đầm nước xanh lạnh ngắt. Nếu như ở thời điểm này năm trước, các chủ ao đầm đang tấp nập đánh bắt cá để chuẩn bị bán vào dịp Tết Nguyên Đán, thì giờ đây họ lại đang tất tưởi vớt cá, và phải bán chạy số cá đã bị chết rét. 

Gia đình anh Nguyễn Văn Chung (Nghĩa Thắng- Nghĩa Hưng) nuôi thả 2 hecta diện tích mặt nước mặn. Hồi đầu năm anh chị đầu tư mua gần 1.000 con cá vược giống, với số vốn ban đầu khoảng 50 triệu đồng. Nhưng sau mấy đợt rét đậm giờ đây anh chị đã hoàn toàn trắng tay. 

Anh Chung xót xa bên những con cá vược chết

Đang vội vã vớt những con cá đã chết rét vào sọt để cân cho thương lái, chị Huyền vợ anh Chung than thở: “Thật khổ quá, cả một năm trời vất vả tốn kém bao nhiêu công sức, tiền của, đến lúc gần thu hoạch thì đùng một cái, trời rét đậm kéo dài… Thế là tiền của, công sức trôi đi hết”. Kể lại chuỗi ngày bết bát vừa qua, anh Chung cho hay: “Mấy ngày đầu trời bắt đầu đổ rét, cá lác đác chết. Cũng như những hộ dân nuôi cá xung quanh, hai vợ chồng đã nhanh chóng che bạt, đốt rơm rạ quanh đầm giữ ấm cho cá. Đêm đến, cả khu đầm sáng rực như cháy rừng… Vậy nhưng, cá chết vẫn chết!”

Theo anh Chung thì gần 1000 cá giống ban đầu của anh chị đến khi thu hoạch sẽ có khoảng 1.2-1.5 tấn cá thịt. Với giá bán như hiện nay từ 80-90 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí giống, thức ăn… anh chị sẽ cầm chắc trong tay trên dưới 50 triệu đồng tiền lãi. “Những ngày đầu cá mới bắt đầu đuối sức, chúng tôi còn bán chạy được với giá từ 40-50 nghìn đồng/kg. Nhưng sau đó, rét chỉ còn 10-12 độ, cả vùng bãi này đâu đâu cũng tràn ngập cá chết. Tư thương tha hồ ép giá mà chúng tôi vẫn phải chấp nhận bán tống bán tháo như cho. Những tưởng năm nay kiếm được món tiền cho con cái ăn một cái Tết tươm tất, ai ngờ…Thôi, trời đã không cho thì đành chịu!”- anh Chung ngán ngẩm.

Chung cảnh ngộ như nhà anh Chung, hai vợ chồng ông Thái nuôi thả tại vùng Đông Nam Điền cũng đang loay hoay cứu cá. Trời thì rét căm căm nhưng ông bà vẫn ngày đêm đốt  rơm rạ sưởi ấm, lội nước đào hang trú rét cho cá, những mong vớt vát được phần nào. Được biết, hai vợ chồng ông năm nay đã vay ngân hàng 50 triệu đồng, cộng với số vốn có được từ vụ cá năm trước, ông đầu tư mua 2 nghìn con cá song giống. Cũng sau mấy đợt rét đậm, hơn nửa số cá của ông đã theo con nước mặn trôi đi. 

Cá chết được chất thành xe đem đi bán

Điều đáng nói là hiện cá song chưa đến thời kỳ thu hoạch, nên nếu đem cá chết ra bán trên thị trường thì không đáng tiền. Ông Thái cho biết: “Trong đầm hiện chỉ còn khoảng gần 4 trăm con cá song. Nhưng nếu trời cứ tiếp tục rét đậm rét hại như thế này thì mấy ngày nữa chẳng biết có còn con nào không?”, ông nhẩm tính 1 ha diện tích mặt nước ông nuôi thả 1000 con cá giống, chưa bán được con nào thì cá đã chết. Như vậy tính nguyên tiền cá giống, tiền thức ăn cho cá trong 9 tháng qua ông đã lỗ khoảng 60 triệu/ ha. “Rồi đây sẽ lấy đâu ra tiền mà trả nợ nữa chứ” ông Thái cười buồn rồi nói. 

Là người đã nhiều năm gắn bó với ao đầm, cá tôm nhưng chính ông Thái cũng chưa lần nào thấy cảnh cá chết rét thảm hại như thế này.

Huyện Nghĩa Hưng có hàng nghìn heta mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản nước mặn. Tính riêng thiệt hại vùng trọng điểm là đông Nam Điền với diện tích khoảng 500 ha, với kho ảng 500 hộ gia đình và 7 doanh nghiệp tham gia nuôi thả, chủ yếu là các loại thuỷ hải sản như cá vựơc, cá song , tôm, cua…Trong đợt rét đậm này có khoảng ½ hộ gia đình có cá chết, đa số là các loại cá chịu nhiệt kém như: cá vược (chết 100%), cá song (50-60%), cá bống bớp…Thiệt hại đối với người dân ở đây đã lên đến hàng chục tỷ đồng. Hiện nay Phòng Thuỷ sản huyện Nghĩa Hưng vẫn đang tích cực cử cán bộ kỹ thuật xuống từng ao đầm hướng dẫn, cùng người dân chống rét cho số cá còn lại.

Chỉ còn vài ngày nữa là sang năm mới, nhưng cái tết với người dân vùng bãi thật quá xa vời. Trong lúc người người mải mê sắm sanh chuẩn bị đón xuân, những người gắn với nghiệp cá ở đây vẫn trần mình dưới ao đầm lạnh căm căm để nuôi hy vọng cứu cá.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm