| Hotline: 0983.970.780

Nằm ngủ như thế nào là tốt nhất?

Thứ Ba 26/01/2016 , 07:12 (GMT+7)

Trong Luật tạng Phật giáo, đức Phật dạy các đệ tử nên chọn thế ngủ bên phải mà không được ngủ với các tư thế khác. 

* Xin cho biết tư thế nằm ngủ như thế nào là tốt nhất?

Chị Vũ Quỳnh Nga, TP.Vinh, Nghệ An

Ngủ là một nhu cầu tất yếu và vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Trong một ngày 24 giờ thì giấc ngủ chiếm trung bình trên dưới 8 tiếng đồng hồ, tức là 1/3 thời gian cuộc sống là dành cho giấc ngủ.

Theo các bác sỹ, trẻ em ở độ tuổi phát triển, trong khi ngủ cơ thể tiết ra các hormone tăng trưởng nên trẻ em chỉ phát triển tốt về thể trạng và trí tuệ nếu có được giấc ngủ đủ, sâu và thoải mái.

Đối với người làm việc lớn tuổi, giấc ngủ chính là thời gian để thần kinh nghỉ ngơi, cơ thể tái tạo lại sức khỏe, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Thành ra, nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, kém minh mẫn, trí nhớ suy giảm, mất khả năng tập trung và năng lực làm việc kém hiệu quả.

Muốn có được một giấc ngủ ngon, sâu thì việc chọn tư thế ngủ là rất quan trọng. Trong Luật tạng Phật giáo, đức Phật dạy các đệ tử nên chọn thế ngủ bên phải mà không được ngủ với các tư thế khác.

“Ngọa tu hữu hiếp, danh cát tường thụy, bất đắc ngưỡng ngọa, phúc ngọa, cập tả hiếp ngọa" (Nằm phải nằm nghiêng hông bên phải gọi là ngủ “kiết tường”. Không nên nằm ngửa, nằm sấp, cùng nằm hông bên trái.) Sở dĩ mà gọi thế ngủ như Sư tử vương là thế ngủ Cát tường. Bởi vì, khi nằm nghiêng hông bên phải, thân không day trở, niệm không quên mất, ngủ chẳng ngủ nhiều, không mê, và không chiêm bao điềm dữ.

gic-ngu-ngon-v-du-1135543557
Tư thế đúng sẽ giúp giấc ngủ ngon

Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia tư vấn sức khỏe cho thấy rằng một vài tư thế ngủ không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nội tạng của con người.

Ví dụ: Nằm sấp: Với tư thế này, ngực sẽ bị ép vào, tim, phổi, các nội tạng cũng bị ảnh hưởng. Người ngủ sẽ dễ gặp ác mộng hơn. Khi nằm sấp, đầu sẽ phải nghiêng sang trái hoặc phải. Điều này ảnh hưởng tới sự lưu thông máu ở da mặt khiến da bị lão hóa nhanh, da cổ cũng bị nhăn do nghiêng đầu sang một bên. Bạn cũng dễ bị vẹo cổ, đau gáy, chảy nước miếng…

Nằm ngửa: Nằm ngửa với hai chân duỗi thẳng dễ gây ra áp lực lên các cơ, khớp xương, dây chằng ở lưng và cổ, dễ gây ra chứng đau lưng. Người lớn tuổi, béo phì nếu nằm ngửa dễ gây ngáy. Tuy nhiên, người bị cao huyết áp, tai biến mạch máu não nên chọn tư thế này vì rất có lợi cho tuần hoàn máu não và cơ thể. Tư thế này cũng tốt cho trẻ nhỏ.

Nghiêng bên trái: Đây là tư thế gây hại cho tim và nội tạng, vì tim nằm bên trái của lồng ngực, đầu ra của ruột non thông với ruột già đều nằm ở phía bên trái. Bạn dễ mắc các bệnh lý liên quan tới dạ dày hoặc làm bệnh về tim và dạ dày nặng hơn. Nếu bạn bị sỏi mật thì không nên chọn tư thế này vì sỏi sẽ bịt cuống mật gây đau đớn.

Nghiêng bên phải: Với tư thế nầy lục phủ, ngũ tạng sẽ nằm đúng vị trí giúp cho máu lưu  thông tốt hơn. Đây là cách nhanh chóng xóa tan mệt mỏi và giúp bạn phục hồi được sức khỏe sau giấc ngủ ngon. Ngoài ra, tư thế này còn giúp cột sống được kéo giãn, giảm áp lực do sức nặng từ phần trên cơ thể đè lên.

Chúng ta nên biết, các nhà dưỡng sinh thời xưa cho rằng việc nằm nghiêng về bên phải và để cho hai chân, tay hơi co lại sẽ rất tốt cho cơ thể. Khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng với tư thế này, các bó cơ bắp trên toàn thân sẽ được thư giãn nhiều nhất, giúp bạn có giấc ngủ ngon, sâu hơn.

Như vậy nằm nghiêng hông bên phải để ngủ theo Phật giáo gọi là thế ngủ Cát tường (Cát tường thụy). Thế ngủ này rất khoa học, giúp bạn ngủ sâu, ngủ ngon không chiêm bao điềm xấu, máu huyết lưu thông, luôn giữ chánh niệm không mê sảng trong khi ngủ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm