| Hotline: 0983.970.780

"Nam sản, Bắc tiêu" bắt đầu thành công

Thứ Ba 17/12/2013 , 09:51 (GMT+7)

Nam bộ là địa bàn duy nhất trên cả nước không bị rét, lụt bão, là nơi lý tưởng để SX giống lúa lai cung ứng cho đồng ruộng phía Bắc. Ý tưởng "Nam sản, Bắc tiêu" của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn phải lận đận 15 năm nay mới bắt đầu thành công.

Nam bộ là địa bàn duy nhất trên cả nước không bị rét, lụt bão, là nơi lý tưởng để SX giống lúa lai cung ứng cho đồng ruộng phía Bắc. Ý tưởng "Nam sản, Bắc tiêu" của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn phải lận đận 15 năm nay mới bắt đầu thành công.

LẠI LÀM “LÚA LẠ”

Trên thửa ruộng trồng thử nghiệm giống lúa lai ở ấp 5, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, Long An bất ngờ tôi gặp lại anh Nguyễn Đình Nghĩa, người mà hồi đầu năm nay được các cơ quan chức năng mời lên mời xuống vì vụ “lúa lạ” nổi đình đám. - Không tởn sao? - Có gì đâu mà tởn, em chỉ là người làm thuê. Thực ra, lúc đầu em cũng không dám nhưng khi các ổng đưa xem giấy phép thử nghiệm có mấy con dấu đỏ thì em gật liền, làm giống lúa lai lãi gấp đôi lúa thịt ai mà không ham.

Thửa ruộng thử nghiệm anh Nghĩa chỉ rộng 3.000 m2. Ngày tôi xuống cũng là ngày anh đi cắt lúa bố. Thấy tôi ngẩn ngơ với những bó lúa đã đỏ đuôi, trĩu hạt chỉ cần 1 tuần nữa là thu hoạch mà phải cắt bỏ, anh Nghĩa giải thích – Tiếc thật, nhưng không cắt không được vì tuần sau đã thu hoạch lúa mẹ rồi, chỉ cần sót lại vài bông thì tôi phải đền cả đám. Tiền đâu.

Anh còn cho biết thêm, nếu trồng lúa thịt thì chỗ ruộng này anh sẽ thu hoạch được 2T, bán được 13 triệu, lợi nhuận được 8 triệu, còn làm giống lúa lai anh cầm chắc được 1,1 T, bán được 31 triệu, trừ hết chi phí tính luôn cả công nhà còn được lời 18 triệu, đấy là chưa kể vài ba trăm ký lúa bố ăn rất ngon cơm.

Theo anh Nghĩa, làm giống lúa lai không khó, nhưng cực vì phải cấy bố riêng, mẹ riêng nhưng nhờ ít sâu bệnh và thời gian sinh trưởng của bố và mẹ cũng tương đương nhau và ngắn ngày (88-92 ngày). Cái khó là làm sao đủ lao động để khử lẫn và kéo phấn. “Cực nhất là kéo phấn, vì cứ mỗi cữ kéo chỉ khoảng 30 phút, mỗi ngày phải kéo mấy cữ vào giấc trưa, 5, 6 người cứ phải chầu chực đợi ổng tung phấn”.


Anh Nguyễn Hoàng Em, ấp 7 xã Long Trị A, huyện Long Mỹ, Hậu Giang sản xuất 3,5 ha giống lúa lai đã 5 vụ liền đạt năng suất trên 3T/ha

LỊCH SỬ “NAM SẢN” - 100.000 USD BAY VÈO

Năm 1997, ông Đặng Thái Thuận, Cục phó Cục Khuyến nông (cũ) được giao trách nhiệm trồng thử nghiệm giống lúa lai tại Nam bộ. Những năm ấy việc sản xuất giống lúa lai còn lạ lẫm nhưng may mắn thay đã có một đối tác là Công ty giống Trang Nông.

Trang Nông là công ty giống cây trồng lớn nhất ở miền Nam trước giải phóng được hình thành từ năm 1938. Ông chủ của Trang Nông là người cấp tiến và táo bạo nên trước đó đã cử người sang Ấn Độ học về công nghệ lúa lai, lại sẵn mối bang giao với đồng hương Trung Quốc nên Trang Nông thực hiện dự án mà không yêu cầu gì.

4 chuyên gia Trung Quốc được mời sang "cùng ăn, cùng ở, cùng làm”, 4 ha ruộng ở xã Khánh Hậu (Châu Thành, Long An) được chọn. Từ ngày ấy nhiều cán bộ nông nghiệp Long An đã biết đến lúa thấp lúa cao, biết khái niệm “2 dòng, 3 dòng, bất dục, duy trì” cũng như các điều kiện về cách ly…

Từ năm 1998 – 2003, các giống lúa lai Trang Nông 14, Trang Nông 15, Trang Nông 16 lần lượt được cung ứng cho sản xuất vùng Nam Trung bộ từ Bình Định đến Ninh Thuận, nhưng cuối cùng chỉ được sản xuất chấp nhận giống Trang Nông 15 với quy mô nhỏ ở Khánh Hòa.

Thất bại của Trang Nông được nhìn nhận do chất lượng gạo thương phẩm không cao, năng suất chỉ cao hơn lúa thuần khoảng 15%. Lại thêm ông chủ Trang Nông đột tử nên chương trình lúa lai của Trang Nông bị đình lại sau khi tiêu tốn hơn 100.000 USD.

Năm 2000, một Cty giống cũng triển khai 20 ha ở Khánh Hậu với bố mẹ nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng phải tự chấm dứt sau 2 năm vì “không chịu nổi áp lực sâu rầy”.

QUẢNG NAM, ĐĂK LĂK – ĐỊA BÀN THAY THẾ

Sau thất bại ở Long An, Đại Lộc - Quảng Nam và Eakar - Đăk Lăk được kỳ vọng là 2 trung tâm sản xuất giống lúa lai với diện tích lên đến 1.000 ha (có thể mở rộng lên 2.000 ha) cho mỗi nơi. Ở Quảng Nam, công việc đang triển khai thuận lợi tưởng chừng như đã gặp “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì đợt rét bất thường năm 2010 đã đẩy một vài công ty đến bờ vực phá sản.

Tiếp đó năm 2011, thời tiết vẫn không thuận làm mất mùa tiếp khiến doanh nghiệp phải cầu cứu nhà nước hỗ trợ 2 năm liền. Năm 2013 bão tố vào miền Trung liên miên khiến cho không ai dám mạo hiểm. Thời tiết ngày một thất thường không theo quy luật khiến cho cả nhà nước, doanh nghiệp lẫn nông dân đều phải e dè không dám triển khai lớn, nhiều doanh nghiệp rút khỏi Quảng Nam quay về với đồng bằng Bắc bộ đầy rủi ro.

So với Quảng Nam, thời tiết Eakar dao động ít hơn nên rủi ro cũng bớt đi, nhưng những năm Quảng Nam thất bát thì năng suất ở Eakar cũng thấp, không đáp ứng mong đợi của người dân. Mặt khác, người trồng lúa lai ở Eakar phần lớn là công nhân cà phê, từng có thu nhập cao nên công ty phải mua với giá cao gấp 5,5 lần (trong lúc Quảng Nam chỉ 4,5 lần) so với lúa thường (với giống Nhị ưu 838), trong lúc các công ty giống còn phải chi phí tập huấn, quản lý kỹ thuật, chế biến làm cho giá thành sản xuất lên đến 45.000-48.000 đ/kg.

Giá cao, bảo hiểm nặng (nếu thất thu phải bồi thường trị giá 7 T/ha lúa thường) nên doanh nghiệp cũng không thể triển khai. Diện tích sản xuất lúa lai ngày một teo lại.

VỀ LẠI NAM BỘ

Trong lúc triển khai sản xuất lúa lai tại Quảng Nam và Đăk Lăk, Công ty CP Giống cây trồng miền Nam vẫn âm thầm nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất lúa lai tại trại giống Cờ Đỏ (Cần Thơ). Trại có 300 ha thì dành riêng 100 ha để nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm giống lúa lai.

Rút kinh nghiệm thất bại ở Long An trước đây do không chịu nổi áp lực rầy nâu, công ty đã tiến hành cải tiến giống bố mẹ nhập từ Trung Quốc (giống ôn đới) và Ấn Độ (nhiệt đới) để sao cho giống có tính kháng (trung bình) với 3 dịch hại quan trọng nhất ở ĐBSCL là rầy nâu, đạo ôn và bạc lá, đồng thời cử người sang Trung Quốc học công nghệ. Năm 2008, khi đã có trong tay bố mẹ ổn định, có tính chống chịu khá, công ty mới bắt tay sản xuất.

Hiện tại công ty có hàng chục tổ hợp giống nhưng chỉ chọn sản xuất một số giống ưu tú, trong đó có PAC807, LL07 và HR182 do công ty lai tạo, đồng thời với các giống quen thuộc như Bắc ưu, Nhị ưu, trong đó có Bắc ưu 903KBL (kháng bạc lá) đang rất được ưa chuộng.

Ngoài 100 ha khoán cho công nhân của trại, công ty còn xây dựng mô hình do nông dân sản xuất tại xã Long Trị A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có quy mô 100 ha.

Ông Nguyễn Hoàng Em, ấp 7, xã Long Trị A cho biết, ông đã hợp đồng sản xuất giống lúa lai 5 vụ liên tục, vụ đầu tiên chỉ dám làm 1,2 ha và hiện nay đã thuê ruộng để mở rộng lên 3,5 ha, năm đầu do chưa quen nên năng suất (quy khô) chỉ đạt 2,5 T/ha, còn sau đó đều đạt trên 3,3 T, thậm chí năm 2011 đạt 3,6T/ha. Lợi nhuận năm nào cũng đạt khoảng 35 triệu/ha/vụ.

Ông Lê Thanh Hùng, ấp phó ấp 7 cũng cho biết nhờ sản xuất giống lúa lai mà ông đã chuộc được 4 công ruộng trước đây cầm để nuôi vịt nhưng thất bại, ngoài ra còn sắm được chiếc chẹt nhỏ.

Ông Hồ Ngọc Bình, tổ trưởng 1 tổ có diện tích 15 ha cho biết: Quy mô mỗi hộ sản xuất 3 ha hay 5 ha không quan trọng, cái khó không phải ở kỹ thuật mà bố trí xuống giống sao để có lao động luân phiên nhau trong khử lẫn và kéo phấn.

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIỐNG LÚA LAI Ở ĐBSCL

- Có bố mẹ phù hợp (kháng rầy nâu, đạo ôn); những vụ đầu nên trồng giống 3 dòng trước để rút kinh nghiệm; giống Ấn Độ tuy dễ trồng nhưng năng suất thấp, không thể cạnh tranh.

- Chủ động nhân lực lúc đông ken (khử lẫn, kéo phấn).

- Có cán bộ kỹ thuật kiên trì bám ruộng, bám dân.

- Có chính quyền địa phương (hoặc hợp tác xã) ủng hộ mạnh mẽ.

- Nên chọn các cánh đồng có cách ly tự nhiên rộng vừa phải (từ 15 – 50 ha).

Để phát triển lên vùng chuyên sản xuất giống lúa lai, nhà nước cần có chính sách khuyến nông (dạy nghề), ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp như xây dựng kho tàng, chế biến tại chỗ.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm