| Hotline: 0983.970.780

Nấm sương mai giả hại gấc

Thứ Tư 22/04/2015 , 06:13 (GMT+7)

Gấc là cây dễ trồng, luôn cho giá trị cao nên được nông dân duy trì phát triển. Tuy nhiên, bệnh nấm sương mai giả đang phát sinh gây hại. 

Triệu chứng ở lá, vết bệnh ban đầu nhỏ, màu xanh trong, sau đó chuyển sang màu xanh hơi vàng đến vàng nhạt và có hình tròn đa giác hoặc hình bất định.

Vết bệnh nằm ở phần thịt lá và bị giới hạn bởi các đường gân. Bệnh nặng, nhìn mặt lá thấy gồ ghề và màu vàng hiện rõ, mặt dưới lá về chiều tối dùng đèn pin soi thấy hiện rõ lớp nấm màu xám bám trạt khiến lá kém phát triển; mép lá bị cháy sém theo đoạn. Cuối cùng cả lá bị khô rạc.

Ở ngọn, ban đầu khó phát hiện và chỉ thấy khi đã bị cháy đen phần búp với độ dài hơn 2 đốt ngón tay, cùng 1 - 2 lá non liền sát đó bị cháy sém từ mép đến gần giữa lá.

Bệnh do nấm Pseudoperonospora Cubensis gây nên. Bào tử nấm có sẵn trong không khí, đất và vườn trồng; lây lan theo mưa, gió, các hoạt động cơ giới của con người hoặc theo côn trùng...

Bệnh phát sinh trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp và thất thường, có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm; nóng ẩm xen kẽ. Bệnh hại từ mặt dưới của lá lên lá non và búp ngọn.

Biện pháp khắc phục: Vệ sinh và tiêu hủy nguồn bệnh, vơ sạch các tàn dư thực vật trong vườn, dùng kéo sắc cắt ngang những cuống lá bị bệnh, tiêu hủy nơi an toàn. Áp dụng kỹ thuật bón phân kaliclorua bổ sung để tạo cây khỏe.

Dùng thuốc RidomilGold68WG để phun trừ, cụ thể hòa 25 - 45 gr thuốc và 1 gói bám dính HPC loại 20 ml với 2 lít nước, đảo kỹ cho tan đều rồi pha loãng thành 7 - 8 lít phun đẫm đều cho các bộ phận dưới gốc và cây leo bò trên mặt giàn. Phun trừ 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 ngày, phun vào chiều mát lúc không mưa.

Xem thêm
Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

Hồi sinh giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn

Hải Dương Giống lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn sau phục tráng cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn so với nếp cái hoa vàng thông thường.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất