| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng nước

Thứ Tư 15/10/2014 , 08:21 (GMT+7)

Các công trình nước sạch liên xã được Trung tâm Nước sạch - VSMTNT tỉnh Khánh Hòa đầu tư đều hoạt động ổn định.

Các công trình này không chỉ đáp ứng nhu cầu nước sạch quanh năm cho người dân, mà chất lượng nước còn đảm bảo theo tiêu chuẩn 02 của Bộ Y tế.

Chúng tôi đến thăm nhiều công trình nước sạch liên xã ở Khánh Hòa như Phước - Lạc - Thọ (huyện Diên Khánh); Bình - Quang - Hưng và Thân - Trung -Đông (TX Ninh Hòa)…

Điều nhận thấy là các công trình đều được đầu tư hoàn chỉnh, quy mô lớn theo hướng bền vững, góp phần hiện đại hoá bộ mặt làng quê, làm đẹp cảnh quan.

Quy trình xử lý nước sạch của các công trình được tiến hành qua nhiều công đoạn. Nước nguồn được bơm lên bể và có hóa chất để làm lắng. Khi nước trong suốt mới qua bể lọc, sau đó đưa vào bể chứa. Nước được khử trùng trước khi bơm lên mạng, cấp đến hộ gia đình sử dụng.

Đến nay toàn tỉnh có hàng ngàn hộ dân vùng nông thôn được dùng nước sạch như người thành phố.

Ông Nguyễn Văn Nhân, thôn Tuân Thừa, xã Ninh Bình (TX Ninh Hòa) cho biết: “Nhu cầu dùng nước sạch của bà con rất cấp thiết, bởi nguồn nước ngầm ngày càng ô nhiễm, nhất là các giếng nước hầu như bị nhiễm phèn.

Vì vậy từ khi trên địa bàn có công trình cung cấp nước sạch Bình - Quang - Hưng chúng tôi đã đăng ký mắc nước sạch về dùng để đảm bảo sức khoẻ”.

Ông Nhân còn cho biết, gia đình ông đăng ký mắc nước sạch được 2 năm. Qua sử dụng thấy nước luôn đảm bảo độ trong, không hề có cặn bẩn, đáp ứng nhu cầu người dùng cả mùa nắng lẫn mùa mưa.

Thủ tục thanh toán đơn giản theo m3 đồng hồ sử dụng, mỗi tháng gia đình ông sử dụng nước thoải mái mà chưa tới 100.000 đồng.

Còn bà Trần Thị Tươi, xã Diên Thọ (Diên Khánh) cho biết, trước kia khi chưa có công trình nước sạch Phước - Lạc - Thọ, bà con sử dụng nguồn nước giếng nhiễm phèn, nước sông ô nhiễm để sinh hoạt nên rất bức xúc.

Việc cung cấp nước sạch, đảm bảo chất lượng và đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nguồn nước sạch sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật.
Bảo vệ môi trường sống để phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương.

Khi có công trình nước sạch thì mừng vô kể. Tuy tốn chút ít tiền mua nước, nhưng bà con không còn lo sợ bệnh tật, ngứa ngáy như sử dụng nước phèn, mặn trước đây.

Để các công trình nước sạch liên xã phát huy hiệu quả, Trung tâm Nước sạch - VSMTNT Khánh Hoà đã cử đội ngũ kỹ thuật giỏi chuyên môn vận hành, quản lý thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra giám sát chất lượng nước.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế, tiết kiệm nước sạch để tránh lãng phí. Trung tâm cũng bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước...

Nhu cầu đăng ký sử dụng nước sạch ở Khánh Hòa rất lớn, do nhận thức bảo vệ sức khoẻ của nhân dân được nâng lên. Vì vậy đội ngũ cán bộ, kỹ sư tại các trạm cung cấp nước của Trung tâm Nước sạch - VSMTNT Khánh Hòa đã thay ca liên tục về các thôn xóm bắc đường dẫn nước phục vụ người dân.

Tuy nhiên, không vì quá nhiều hộ đăng ký sử dụng nước mà cán bộ làm lấy được, lấy thành tích.

Với phương châm "Làm đến đâu chắc đến đó", đảm bảo cấp nước liên tục 24/24h và chất lượng nước phải đặt lên hàng đầu, chỉ khi nước đã được xử lý đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế thì mới vận hành. Do vậy người dân nông thôn ngày càng yên tâm, tin tưởng sử dụng nước từ các công trình.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm