| Hotline: 0983.970.780

NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ CƠ SỞ VÀ NGƯỜI DÂN

Thứ Hai 17/01/2011 , 10:47 (GMT+7)

Đối với cán bộ cơ sở, hoạt động này bao gồm tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và tạo thuận lợi cho các hoạt động tại cộng đồng. Tư vấn về quản lý dựa vào cộng đồng cho cán bộ.

>> Phi tập trung hóa trong quản lý
>> Kinh nghiệm xây dựng NTM

Điều này rất quan trọng vì thực tế hầu hết cán bộ kỹ thuật hiện nay đều rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này mặc dù một số có kiến thức nền khá phù hợp. Cụ thể, cán bộ kỹ thuật cơ sở phải được tập huấn về quá trình và phương pháp lập kế hoạch; xây dựng tổ chức; đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng; các kỹ năng điều hành cuộc họp và các phương pháp nhằm phát huy tối đa sức sáng tạo của người dân tham gia. 

Nhóm nghiên cứu Imola cho rằng, thực tế cho thấy, việc tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở không nên kéo họ về một trung tâm dạy, và chỉ có dạy mà phải tạo điều kiện để họ vừa học vừa làm, vừa đi thực địa, đồng thời theo dõi sát sao việc áp dụng các bài học, sự sáng tạo của họ, qua đó đánh giá khả năng cán bộ. Việc tiến hành các hoạt động thực địa bằng cách áp dụng các phương pháp có sự tham gia của người dân địa phương, để qua đó cán bộ có thể đánh giá, lập kế hoạch một cách thuận lợi, sát thực tế cho các kế hoạch hoạt động và xây dựng cơ chế đồng quản lý có sự tham gia của người dân một cách phù hợp. Tóm lại, quá trình nâng cao năng lực cho cán bộ thôn, xã sẽ tập trung vào 5 bước sau: Bước thứ nhất, cán bộ thôn, xã được tập huấn về thành lập và phát triển các chi hội nghề nghiệp, tổ đội sản xuất dựa trên nguồn lợi, lợi thế của địa phương mình. Bước thứ hai lập được kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương. Bước thứ ba lập kế hoạch phát triển, kế hoạch sản xuất. Bước thứ tư xây dựng chương trình tín dụng và tiết kiệm. Bước thứ năm tiến hành đồng quản lý nguồn lợi của địa phương. 

Mấu chốt của đồng quản lý phát huy tối đa hiệu quả là việc ra quyết định và hành động trên cơ sở cộng đồng. Một kế quyết định vội vàng để tiến hành đồng quản lý sẽ dễ dẫn đến một quyết định ít thông tin, áp dụng không sát với thực tế như nhiều quyết định hiện nay. Quá trình thực hiện và triển khai kế hoạch không nên chỉ dựa vào một số người dân trong cộng đồng làm nòng cốt và một số cán bộ địa phương mà nó cần phải có sự tham gia trực tiếp của càng nhiều người càng tốt. Nghĩa là chúng ta phải “phá lệ” để ai trong cộng đồng cũng có quyền tham gia vào quá trình thành lập, củng cố, xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, phát triển. Và, như vậy có nghĩa là “người dân tự trói họ vào mục tiêu phát triển”. 

Đối với nông dân, việc tập huấn nâng cao nâng lực cho họ cũng phải được coi là trung tâm trong việc hành động, thúc đẩy phát triển dựa vào cộng đồng ở các cấp. Vì vậy, các phương pháp xây dựng nâng cao năng lực cho họ hiện nay cần phải được cải thiện theo hướng mang lại những cơ hội và tạo điều kiện để họ thích thú, thấy quyền lợi khi tham gia tập huấn, huấn luyện, đặc biệt khuyến khích phương pháp vừa học vừa làm trên thực địa. Muốn làm được như vậy, muốn nông dân mình nâng cao được kiến thức, kỹ năng để có thể đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị, không còn cách nào khác là cán bộ, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật phải quay trở lại, ăn nằm với nông dân, lăn lộn với nông dân trên những cánh đồng từ khi sản xuất đến khi sản phẩm của họ bán ra được thị trường.  

TS Vũ Trọng Bình cho rằng, những kết quả nghiên cứu và những bài học rút ra được từ Thừa Thiên – Huế sẽ có ý nghĩa không nhỏ đối với các địa phương trong cả nước trong quá trình thực hiện Nghị quyết TƯ 7 về Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn, đặc biệt là Chương trình xây dựng NTM. Một NTM với một mô hình quản lý mới, mô hình sản xuất mới, đời sống người dân được nâng cao, lợi thế, nguồn lợi được phát huy tối đa để làm giàu cho nông thôn, đó mới đích thực là NTM. Từ những kế quả đạt được này chúng tôi sẽ kiến nghị với Bộ NN-PTNT và các nhà tài trợ nước ngoài, với mong muốn góp thêm một góc nhìn, một phương pháp trong cách tiếp cận và thực hiện Nghị quyết TƯ7 của Đảng ta. (Hết)

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất