| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao năng suất, chất lượng mía ĐBSCL

Chủ Nhật 12/02/2012 , 08:35 (GMT+7)

Vài năm lại đây, tại Việt Nam đã thực hiện mua mía theo chất lượng, tức là mía có chỉ số CCS càng cao thì càng có giá,...

ĐBSCL một trong những vùng trồng mía trọng điểm của nước ta. Do vùng SX lúa thâm canh lâu đời, nông dân vẫn chưa quen với việc trồng mía nên năng suất chữ đường mía chưa được cao. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng phân bón chưa hợp lý, thời điểm thu hoạch chưa chính xác.

Sử dụng dinh dưỡng phù hợp

Tuy diện tích chỉ 65.000 ha, nhưng lại có sản lượng rất cao: 5,2 triệu tấn, chiếm khoảng 25% tổng diện tích và 40% sản lượng mía nguyên liệu của cả nước. Năng suất bình quân toàn vùng đạt 80 tấn/ha, tại Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh đạt 90- 100 tấn/ha.

Theo PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ, để tạo ra 100 tấn mía, cây mía đã lấy của đất 120 kg đạm, 70 kg lân và 200 kg kali. Không như lúa cần ít kali và trồng trên đất ngập nước nên được bổ sung kali từ đất, lượng kali cần thiết với mía đòi hỏi bổ sung lượng lớn phân bón. Nông dân ĐBSCL chỉ tập trung bón đạm cho cây, nhiều nơi sử dụng đến 300 kg đạm/ha, gây thừa đạm.

Ngoài sử dụng liều lượng cần thiết, nông dân cũng phải chú ý đến loại phân bón mình dùng. Cây mía cũng như các cây trồng khác cần sử dụng đến 13 loại dưỡng chất để sinh trưởng. Việc chỉ tập trung vào NPK mà không chú ý đến các chất trung, vi lượng dễ dẫn đến thiếu canxi, magiê, silic- đó là những dưỡng chất quan trọng không kém gì lân. Khi năng suất lên cao, hàng trăm tấn 1 ha, đất không thể nào cung cấp đủ; nông dân phải dùng phân bón hỗ trợ cho đất.

Việc bón phân đúng thời điểm cũng rất quan trọng, nhất là bón thúc. Người trồng mía ở ĐBSCL cần chú ý làm sao để cây mía lớn nhanh, chín sớm để có thể thu hoạch sớm, tránh lũ, mùa nắng, mặn xâm nhập- các yếu tố làm giảm chữ đường. Khi vừa đặt hom mía xuống mà gặp đất, rễ mầm đâm ra tiếp xúc được ngay với dưỡng chất sẽ giúp cây mía phát triển nhanh chóng.

Theo ThS Phan Văn Tâm, Trưởng phòng Maketting, Cty CP Phân bón Bình Điền- Cty có SX phân bón chuyên dùng cho mía ở vùng Bắc bộ và Trung bộ, khi sử dụng thì năng suất và chữ đường tăng lên rõ rệt. Niên vụ mía vừa rồi, Cty có thử nghiệm một số mô hình mẫu sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu TE Mía 1 và Đầu Trâu TE Mía 2 đã đạt được kết quả rất khả quan.

Theo số liệu từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng thì năng suất đạt 165 tấn/ha và chữ đường là trên 11. Hiện Bình Điền đang kết hợp với Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) đưa xuống cho bà con nông dân dùng thử loại phân bón chuyên dùng này ở Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng. Hứa hẹn trong thời gian sắp tới loại phân này có thể giúp bà con nông dân trồng mía tăng năng suất và chữ đường.

Nâng cao chất lượng mía

Vài năm lại đây, tại Việt Nam đã thực hiện mua mía theo chất lượng, tức là mía có chỉ số CCS càng cao thì càng có giá, chứ không mua ngang giá như trước đây. Điều này dễ hiểu và đúng đắn vì cùng trọng lượng mía nguyên liệu thì mía có chất lượng càng cao thì ép được càng nhiều đường. Tại Thái Lan, nước có ngành mía phát triển hơn Việt Nam chữ đường rất cao, lên tới 12- 13 CCS. Còn ở miền Trung và miền Bắc nước ta, chữ đường đạt 11- 12 CCS, cao hơn mía ở ĐBSCL. Do vậy, ngoài nâng cao năng suất mía, bà con ĐBSCL cũng cần nâng cao chất lượng cây mía.

Ngoài nguyên nhân dinh dưỡng dẫn đến chất lượng không cao, nguyên do chủ yếu là do người dân thu hoạch mía không đúng thời điểm. Vì tâm lý sợ mía vào giữa mùa thu hoạch NM đường sẽ thu mua với giá thấp nên nông dân trồng mía thu hoạch khi mía còn non, chữ đường mới chỉ 6- 7 CCS. Việc thu hoạch đúng tuổi chín của cây hết sức quan trọng, vì đã trồng nên cây mía mà thu hoạch lúc còn non thì rất lãng phí.

Người dân có thể sử dụng máy đo độ ngọt, khi mà độ ngọt dưới gốc và trên ngọn ngang bằng nhau thì đó là lúc mía chín, thu hoạch ngay lúc này sẽ tốt nhất. Việc sử dụng các giống chín sớm cho chữ đường cao ngay ngay từ đầu vụ như VN 84-4137 cũng là giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả cho người trồng mía

Hiện CASUCO đang xây dựng câu lạc bộ 200 dành cho những hộ sản xuất mía trên 200 tấn/ha. Khi tham gia, thành viên sẽ được nhiều ưu đãi, giúp đỡ từ Cty. Niên vụ vừa rồi có 125 hộ tham gia và năng suất bình quân cũng đạt trên 200 tấn/ha, chữ đường đạt 9- 9,2 CCS. Hộ có năng suất cao nhất đạt 262 tấn/ha, chữ đường gần 10. Qua đó ta thấy tiềm năng về năng suất và chữ đường mía ở vùng ĐBSCL là rất lớn.

Theo ông Nguyễn Thành Long, TGĐ CASUCO, nếu đạt được năng suất và chữ đường như thế thì ngành đường Việt Nam hoàn toàn không còn phải e ngại Thái Lan nữa.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất