| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao năng suất điều

Thứ Năm 03/10/2013 , 11:52 (GMT+7)

Để vực dậy cây điều, ngành nông nghiệp Bình Định vừa trang bị cho nông dân kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp, nhằm cải thiện hiệu quả năng suất.

Cây điều có mặt trên đất Bình Định từ cuối thập niên 90 (thế kỷ XX) với diện tích lớn. Thế nhưng do giá hạt điều nhân bấp bênh, luôn trong xu hướng giảm; năng suất thấp mà chi phí đầu vào cao nên cây điều dần bị thất sủng.

Để vực dậy cây điều, ngành nông nghiệp Bình Định vừa trang bị cho nông dân kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), nhằm cải thiện hiệu quả năng suất.

Cách đây khoảng 7 năm, diện tích điều ở Bình Định có lúc lên đến 18.000 ha. Thế nhưng đến năm 2011, giảm xuống chỉ còn hơn 11.000 ha, tập trung tại 3 huyện Phù Mỹ, Phù Cát và Vĩnh Thạnh. Nguyên nhân? Có thể nói ngay là do vào thời đó, khi cắm cây điều xuống đất, người trồng chỉ nghĩ đây là loại cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc (theo chương trình 327), nên chẳng quan tâm mấy đến biện pháp thâm canh, chẳng màng đến năng suất.


Kiểm tra hiệu quả ứng dụng biện pháp thâm canh cây điều tại huyện Phù Cát

“Nhiều vườn điều trước đây bà con trồng bằng hạt, không được tỉa cành tạo tán thích hợp. Cây điều lớn lên được giao... cho trời, không được áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh, không được chăm sóc phù hợp nên năng suất thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế. Do đó, trong những năm gần đây nhiều vườn điều đã bị nông dân phá bỏ để trồng cây khác”, ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát cho biết.

Sau khi nhìn nhận lại, xác định điều là loại cây trồng vẫn đang chiếm ưu thế nhất định trên những chân đất đặc thù, ít tiêu tốn chi phí đầu vào nên phù hợp với đối tượng nông dân nghèo. Do đó, ngành nông nghiệp Bình Định đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển điều bền vững như: Quy hoạch vùng SX thích hợp có tính tập trung để dễ đầu tư cơ sở hạ tầng; áp dụng kỹ thuật thâm canh đồng bộ; chuyển giao công nghệ phù hợp… để cải thiện năng suất điều.

Mới đây, thông qua Dự án Cạnh tranh nông nghiệp và Cty TNHH Thương mại SX Đắc Phúc, Bình Định đã xây dựng 6 mô hình thâm canh, cải tạo vườn điều tại các xã Mỹ Phong, Mỹ Trinh (Phù Mỹ); Cát Trinh, Cát Tường (Phù Cát) và Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hiệp (Vĩnh Thạnh). Có 180 hộ nông dân tham gia với diện tích 180 ha, trong đó có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh.

Qua mô hình, nông dân tham gia được hướng dẫn kỹ thuật phun hóa chất rụng lá, khiến điều ra lá đồng loạt; kích thích hoa ra cùng lúc để cho thu hoạch tập trung. Người trồng điều còn học được cách tỉa cành tạo tán cho cây điều nhằm hạn chế tàn dư sâu bệnh, tăng hiệu quả cành hữu hiệu và hạn chế che khuất nhằm làm tăng năng suất.

Trong quá trình chăm sóc, cây điều không còn bị “ăn” thuốc hóa học một cách vô tội vạ như trước đây, nông dân đã biết dùng các loại thuốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh. Ngoài ra, có nhiều vườn điều nông dân còn trồng xen đậu phộng tạo thêm thu nhập.

Nông dân Hà Văn Thạnh ở thôn Vĩnh Bình, xã Mỹ Phong (Phù Mỹ) trồng hơn 2 ha điều cho biết: “Trong những điều học được từ mô hình, tui thấy cây điều cho năng suất cao nhờ vào việc tỉa cành tạo tán làm vườn điều thông thoáng và được thường xuyên dọn vệ sinh.

Về phòng trừ sâu bệnh, so sánh giữa những diện tích sử dụng thuốc hóa học và thuốc sinh học hiệu quả mang lại như nhau, nhưng nếu sử dụng thuốc sinh học thì tu yên tâm hơn về sức khỏe của mình khi ngày ngày chính mình trực tiếp chăm sóc cho vườn điều”.

Với mô hình trồng đậu phộng xen canh trong vườn điều, mặc dù năng suất đậu cho không bằng những diện tích trồng đậu chuyên canh nhưng cũng đạt được 70%. “Gia đình tui có nửa héc ta đất trồng điều, vụ rồi tui trỉa 1 tạ đậu giống trong toàn diện tích điều, thu được từ 150 - 170 kg đậu/sào. Không chỉ cho thêm thu nhập, phân bón cho cây đậu phộng, cây điều “ăn theo” nên phát triển rất tốt và cho năng suất cao.

Nếu như trước đây cây điều cho tui thu hoạch chỉ chừng 7 - 8 tạ hạt/ha thì nay năng suất vườn điều của tui tăng đến 1,5 tấn (khô)/ha. Năm nay giá hạt điều nhân hạ chỉ còn 20.000 đ/kg, nếu giữ nguyên giá như 2 năm trước đây (hơn 30.000 đ/kg) thì người trồng điều trúng to”, nông dân Đinh Tấn Xuân ở thôn Vĩnh Bình, xã Mỹ Phong (Phù Mỹ) cho biết thêm.

GS.TS Nguyễn Thơ, Chủ nhiệm Dự án chuyển giao kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp trên cây điều tại Bình Định nhận định: “Kết quả cho thấy năng suất điều trong các mô hình đều cao hơn so với những vườn điều đối chứng nên hiệu quả kinh tế cho cao hơn. Dù năm nay điều kiện thời tiết bất thuận, nhưng các biện pháp kỹ thuật vẫn phát huy hiệu quả. Hiệu quả sẽ tăng vào những năm tiếp theo khi các biện pháp kỹ thuật tác động tiếp tục phát huy trên những vườn điều”.

“Từ thành công của mô hình, chúng tôi đề nghị ngành chức năng nhân rộng việc áp dụng quy trình kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp trên toàn bộ diện tích điều toàn tỉnh. Được như vậy, cây điều sẽ phát huy hết hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân và bảo đảm SX bền vững trong điều kiện cải thiện môi trường”, bà Trần Thị Kim Oanh, Phó GĐ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Bình Định.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất