| Hotline: 0983.970.780

Nâng chất lượng đàn trâu

Thứ Sáu 01/07/2016 , 13:15 (GMT+7)

Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam triển khai chương trình “Khảo nghiệm giống trâu lai F1 bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo”.

Hiện đàn trâu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xảy ra tình trạng cận huyết, đồng huyết, do việc nhân giống tự nhiên xảy ra. Từ thực tế đó, Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam triển khai chương trình “Khảo nghiệm giống trâu lai F1 bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo”.

Theo trung tâm, năm 2015 đã tiến hành triển khai chương trình “Khảo nghiệm giống trâu lai F1 bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo” tại các huyện Hiệp Đức, Thăng Bình và Phú Ninh nhằm nâng cao chất lượng đàn trâu. Đến nay, sau 18 tháng thực hiện chương trình khảo nghiệm đã có những kết quả.

Trung tâm hỗ trợ 160 liều tinh trâu Murah cho các hộ dân, trong đó xã Tam Dân, huyện Phú Ninh 50 hộ/50 con; Bình An, huyện Thăng Bình 50 hộ/50 con và Quế Bình, huyện Hiệp Đức 60 hộ/60 con. Ngoài ra còn hỗ trợ ni tơ lỏng bảo quản tinh, vật tư chuyên dụng kèm theo và tiền công phối giống.

Trong quá trình triển khai, số trâu được chọn để phối giống phải đáp ứng các yêu cầu, trâu cái nội đã sinh sản 1 lứa, không viêm nhiễm đường sinh dục và có khối lượng trên 300kg. Ngoài ra các hộ tham gia chương trình phải đảm bảo nguồn thức ăn tinh và thức ăn xanh cho trâu trong quá trình trâu cái mang thai, nuôi con.

15-42-31_nh-1
Nghé mới ra đời 5 tháng, có trọng lượng hơn 1 tạ

 

Sau 90 ngày được phối giống, trung tâm tiến hành kiểm tra để đánh giá xác định trâu cái có chửa và kết quả tỷ lệ trâu có chửa hơn 35%. Sau khi sinh sản, trọng lượng nghé đực ở giai đoạn sơ sinh đạt 30,7kg và nghé cái đạt 29,2kg cao hơn nghé sơ sinh địa phương từ 15 - 20% và đến 1 tháng tuổi khối lượng nghé đực đạt 45,1kg, nghé cái đạt 42,5kg. Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 mức độ tăng trọng của nghé lai có chiều hướng giảm dần, lúc 6 tháng tuổi nghé đạt trọng lượng 103 - 110kg.

Tăng trọng của nghé lai F1 cho thấy giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tháng đầu tiên tăng cao nhất và giảm dần ở những giai đoạn sau. Nghé sinh ra có chiều cao vai, dài thân. Vòng ngực phát triển chiều dài giai đoạn sau nhiều hơn giai đoạn trước. Khối lượng sơ sinh phụ thuộc khối lượng của trâu mẹ và khả năng chăm sóc nuôi dưỡng.

Từ những kết quả bước đầu cho thấy tinh trâu Murah có thể phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo trên đàn trâu cái nội và sinh sản bình thường, người chăn nuôi đã từng bước thích nghi với tiến bộ mới trong chăn nuôi.

“Có thể nói công tác cải tạo đàn trâu bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo đã đưa tiến bộ kỹ thuật về giống vào SX, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế. Ngoài việc khắc phục triệt để tình trạng thiếu trâu đực giống và đực giống tốt, suy thoái đàn trâu đang diễn ra do cận huyết còn góp phần tăng tầm vóc thể trạng và sức SX của đàn trâu, đặc biệt là trâu thịt. Nghé con ra đời to cao và đẹp mã hơn nghé nội”, ông Nguyễn Đình Vương, GĐ Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam đánh giá.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh ở thôn 1, xã Quế Bình cho hay, khi được trung tâm hỗ trợ, ông còn e ngại, bởi từ trước đến nay thường cho trâu đực phối giống trực tiếp, chưa phối nhân tạo lần nào. Đặc biệt, đây là giống trâu khá mới nên cũng không muốn tham gia. Tuy nhiên, khi được cán bộ dẫn tinh viên thuyết phục, ông đồng ý.

15-42-31_nh-3
Con nghé của ông Nguyễn Ngọc Thanh 4 tháng tuổi

 

“Mới có 4 tháng mà nó to hơn trâu địa phương rất nhiều, chân, bắp gần bằng trâu mẹ. Qua quá trình theo dõi, cho thấy trâu lai F1 Murah có trọng lượng trưởng thành cao hơn 25 - 30% so với trâu nội, khả năng sinh trưởng phát triển và có sức đề kháng tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ”, ông Thanh nói.

Ông Trần Đình Mãnh ở tổ 3, thôn 2, xã Bình An được hỗ trợ 1 liều tinh phối giống cho trâu. Ông Mãnh cho hay, nghé con ra đời to hơn hẳn nghé nội trước đây tới nửa yến. Nay mới nuôi chừng 5 tháng mà trong lượng đạt trên 1 tạ. Chân to, lưng, sườn nở, nhìn nó là thấy thích mắt rồi.

Lý giải về việc tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đạt tỷ lệ thấp, ông Nguyễn Tấn Tài, dẫn tinh viên của Chương trình phối tinh nhân tạo trâu Murah huyện Hiệp Đức cho rằng, trong năm 2015, trung tâm đưa về 60 liều tinh để phối giống, thế nhưng chỉ có 24 con có chửa. Nguyên nhân của việc này là trâu khi động dục thì khó phát hiện, bởi trâu động dục ngầm, biểu hiện không rõ ràng.

Bên cạnh đó, địa bàn cách xa, khi người dân phát hiện trâu động dục và thông báo đến thụ tinh thì đã muộn. Ngoài ra, dụng cụ bảo quản tinh, ni tơ tại địa phương khảo nghiệm còn thiếu nên gây trở ngại không nhỏ trong công tác triển khai chương trình.

“Trâu Murah đưa về huyện Hiệp Đức nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, giúp cho đàn trâu ở đây không bị đồng huyết, cận huyết. Những con nghé ra đời, bà con rất thích, đến nay tôi chưa nghe nông dân than phiền về quá trình nuôi dưỡng”, ông Tài cho hay.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Việt Nam là 'điểm nóng' về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người

Việt Nam là một trong những 'điểm nóng' về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như A/H5N1, SARS, dại, than, dịch hạch, ký sinh trùng…

'Bệnh kép' hại ớt

HẢI DƯƠNG Gọi là 'bệnh kép' bởi hơn tháng nay, một số ruộng ớt của nông dân huyện Nam Sách cùng lúc bị 2 loại bệnh gây hại với triệu chứng rất đặc trưng.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất