| Hotline: 0983.970.780

'Nàng kiều' cho năng suất khủng

Thứ Năm 20/08/2015 , 07:50 (GMT+7)

“Nàng Kiều” là tên gọi mà ông Lương Lịch (66 tuổi, ngụ ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đặt tên cho cây điều 20 năm tuổi của mình, khi chưa tìm được cái tên khoa học của giống đó.

Sở dĩ ông ưu ái đặt tên như vậy bởi vào mỗi vụ thu hoạch, cây điều cho trái nhiều đến mức khiến cả xóm ai đi qua cũng đứng lại ngắm mà… phát thèm!

Chúng tôi tìm đến vườn điều của ông Lịch cũng là lúc trời về trưa, nắng đổ gắt, xe chúng tôi dừng chân dưới gốc một cây điều cao lớn, bóng to phủ kín cả một vùng. Ông Lịch khoe: Đây là cây điều mà tôi gọi là “nàng kiều trình diễn” đó.

Nhìn từ dưới lên, cây điều to lớn, sừng sững, tỏa bóng mát bao trùm nguyên một góc vườn. Nằm ngay mặt lộ, cây điều 20 năm tuổi này vào mỗi mùa trái chín là y như “hút” người đến xem, nhiều nhà còn đến xin chiết cành về làm giống. Ông Lịch cho biết: “Tuy đã 20 năm tuổi, nhưng nhìn cây điều vẫn còn chắc, khỏe, lá tươi tốt, năm nào cũng đậu trái gần cả tạ”.

Nhân chuyến tham quan vườn điều, ông Lịch kể luôn câu chuyện cuộc đời mình: Tôi vào Đồng Nai từ năm 1975 với hai bàn tay trắng. Cho tới năm 1995, gia đình tích cóp được chút đất làm vườn, “nàng kiều” này là một trong những cây điều đầu tiên của gia đình hồi đó.

Suốt thời gian chờ điều phát triển, ông Lịch trồng đủ các loại cây như mì, sắn, nhằm mục đích lấy ngắn nuôi dài. Suốt nhiều năm chăm sóc, tưới tiêu, vườn điều của ông đã bắt đầu phát triển, cho trái lớn. Nhưng điều khiến bản thân ông vô cùng ngạc nhiên đó là “nàng kiều” của ông lại cho trái rất nhiều, nhiều gần gấp đôi so với các cây khác.

“Thời điểm đó, gia đình bón phân, chăm sóc cây nào cũng như cây nấy, chứ đâu có biết giống nào tốt, giống nào kém đâu mà bên chăm, bên bỏ. Hơn nữa, hồi đó làm gì có nhiều phân bón, thuốc BVTV chăm sóc như bây giờ, nhưng “nàng kiều” luôn luôn cho trái nhiều đều đặn suốt bao năm qua”, ông Lịch nói.

Cũng chính vì nhiều năm liên tiếp cho năng suất khủng, “nàng kiều” cũng như vườn điều 1,1 ha của ông Lịch đã được địa phương công nhận đạt hiệu quả cao với năng suất bình quân từ 2,5 - 3 tấn/ha.

Nói về cách chăm sóc vườn điều, ông Lịch cho biết: “Trung bình một năm tôi bón phân 2 đợt, lúc dưỡng cây và lúc ra hóa, bắt đầu có trái. Chú ý, trong thời kỳ sau khi thu hoạch, phải lập tức bón phân dưỡng cây liền. Sau đó, tôi bắt đầu tỉa cành, tạo tán cho thoáng mát, đón được ánh nắng mặt trời. Còn vào tháng 8, tôi tiến hành bón phân đợt 2, cho nhiều kali để hạt điều có chất lượng tốt hơn…”.

Nhờ chăm chỉ và kiên trì phát triển vườn điều, gia đình ông Lịch đã được “nàng kiều” và vườn điều năng suất cao không phụ công sức, hàng chục năm qua luôn tạo nguồn thu nhập ổn định, giúp ông trang trải cuộc sống và nuôi dạy con cái ăn học thành người.

Hội nghị điều quốc tế Việt Nam 2015

Từ ngày 22 đến 24/11/2015, Hiệp hội Điều VN (Vinacas) sẽ tổ chức Hội nghị điều quốc tế Việt Nam 2015 (dự kiến tại Hội trường Thống Nhất - TP.HCM). Đây là sự kiện lớn nhất trong năm của ngành điều VN với trên 100 khách hàng mua điều lớn nhất thế giới đăng ký tham dự. 

Hội nghị cũng sẽ cung cấp các thông tin và dự báo thị trường quốc tế 2015 – 2016; Triển lãm sản phẩm điều tiêu biểu VN 2015; Chuyển giao công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch cho châu Phi; đặc biệt là Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Vinacas.

Thông tin đầy đủ, liên hệ: vietnamcashewassociation@gmail.com – www.events.vinacas.com.vn

 

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất