| Hotline: 0983.970.780

Năng lượng điện từ khí sinh học

Thứ Năm 15/01/2015 , 07:43 (GMT+7)

Việc tận dụng phế thải trong chăn nuôi heo để biến thành nguồn điện tại chỗ phục vụ hoạt động SX và sinh hoạt gia đình đang là hướng đi hợp lý của nhiều hộ chăn nuôi heo ở Bình Phước.

Tiết kiệm tối đa chi phí

Nhiều trang trại chăn nuôi heo gặp khó khăn trong việc xử lý nguồn phân heo với số lượng lớn. Từ kinh nghiệm thực tế cùng với sự tư vấn, hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước, nhiều hộ chăn nuôi đã biến nguồn phân trong chăn nuôi thành nguồn điện thắp sáng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt gia đình.

Điển hình như hộ gia đình chị Trần Thị Duyến, xã Tiến Hưng (TX Đồng Xoài). Trại nuôi 650 con heo thịt của hộ chị nuôi từ năm 2012.

Trước đây, gia đình chị tự đào hố chứa chất thải từ trại nuôi heo bón cho cao su và nhiều cây trồng khác. Tuy nhiên, lượng phân, nước thải từ trại heo quá nhiều nên không kịp xử lý, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Qua học hỏi các trang trại khác cùng sự hỗ trợ, tư vấn của Trung tâm, gia đình chị Duyến đã mạnh dạn đầu tư sử dụng khí sinh học chạy máy phát điện và được chọn làm mô hình trình diễn tại thị xã.

Thực hiện mô hình điểm này, chị Duyến đầu tư hơn 700 triệu đồng, trong đó trung tâm hỗ trợ trên 200 triệu đồng để mua máy móc, thiết bị, đồng thời hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, công nghệ.

Sau 3 tháng xây dựng, trại nuôi heo của chị bắt đầu sử dụng khí sinh học chạy máy phát điện từ tháng 6/2014. Trước đây, do khu vực chăn nuôi chưa có điện lưới nên chị dùng máy phát điện chạy bằng xăng rất tốn kém.

Theo chị Duyến, sau khi ứng dụng công nghệ mới, trang trại tiết kiệm gần 90 triệu đồng/năm chi phí sử dụng dầu, xăng, gas cho chăn nuôi và sinh hoạt. Ngoài ra, chị còn tiết kiệm được các khoản đầu tư khắc phục và xử lý môi trường, đồng thời sử dụng nước thải sau xử lý để tưới cho cây trồng.

Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Huỳnh (54 tuổi, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng), chỉ với 1,5 ha đất trồng cà phê, cùng với trang trại heo trung bình 70 - 80 con/lứa, kết hợp nuôi heo rừng lai thả rong, mở rộng vườn cà phê, đào ao nuôi cá, trồng rau, hàng năm trừ chi phí gia đình ông thu lãi gần 400 triệu đồng.

20-28-47_nh1
Hố chứa chất thải trong chăm nuôi gia đình chị Duyến

Ông Vũ Duy Khiên, GĐ Trung Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp Bình Phước: "Đây là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi heo với quy mô vừa và lớn, đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng. Thời gian tới, Trung tâm sẽ nhân rộng mô hình, khuyến khích và hỗ trợ các chủ trang trại sử dụng năng lượng tái tạo tại chỗ, hướng đến phát triển bền vững trong chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh".

Năm 2010, học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, ông Huỳnh đã tự đầu tư hơn 30 triệu đồng xây dựng hệ thống hầm biogas.

Nhưng khác với mô hình hộ gia đình chị Duyến, ông Huỳnh không không sử dụng thông qua máy phát điện mà dùng trực tiếp khí sinh học từ hầm biogas để thắp sáng, phục vụ sinh hoạt trong gia đình và sưởi ấm cho đàn heo con.

Ông Huỳnh cho biết, do khu dân cư nằm xa điện lưới nên không thể kéo được điện lưới về dùng, vì vậy ông đã tự tìm tòi và sáng chế ra mô hình này. Tuy ánh sáng không được tốt như bóng đèn điện nhưng nó mang lại nhiều lợi ích cho gia đình ông trong đời sống sinh hoạt như không phụ thuộc giờ giấc ăn cơm, có ánh sáng cho các con học hành…

Hướng đi bền vững

Dù sử dụng nguồn năng lượng trực tiếp hay gián tiếp thông qua máy phát điện, nhưng với mô hành này thực sự đã đem lại nhiều lợi ích, mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với người chăn nuôi heo.

Theo chị Duyến, hiệu quả đầu tiên phải kể đến việc tự “sản xuất” được nguồn năng lượng điện để phục lại hoạt động SX và sinh hoạt gia định, hạn chế sử dụng điện lưới. Sau khi nguồn phân hết khí sẽ được đem ủ, trộn với các loại tạp chất để tạo ra nguồn phân vi sinh rất tốt cho các loại cây trồng.

Cứ như thế, hoạt động chăn nuôi trở thành một chu kỳ khép kín, tiết kiệm được tối đa chi phí đầu tư. Ngoài ra, việc xử lý chất thải từ chăn nuôi hợp lý đã hạn chế và đảm bảo tốt vệ sinh môi trường.

Hiện nay, mô hình này được nhiều hộ chăn nuôi heo quy mô vừa và lớn áp dụng. Đây thực sự là một mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và mang tính bền vững đối với người chăn nuôi.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất