| Hotline: 0983.970.780

Nâng mức hỗ trợ cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại

Thứ Năm 28/03/2013 , 08:56 (GMT+7)

Nhiều mức hỗ trợ sẽ được nâng lên so với quy định trước đây, đồng thời bổ sung một số đối tượng cây trồng, thủy sản được hỗ trợ.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 33/2013/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung điều 2 Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.


Heo bị dịch đưa đi tiêu hủy (Ảnh: SGTT)

Theo đó, nhiều mức hỗ trợ sẽ được nâng lên so với quy định trước đây, đồng thời bổ sung một số đối tượng cây trồng, cụ thể hóa những đối tượng nuôi thủy sản được hỗ trợ.

Cụ thể, hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên: Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 2.000.000 đ/ha (mức cũ 1.000.000 đ), thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ 1.000.000 đ/ha (mức cũ 500.000 đ); diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 20.000.000 đ/ha, thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ 10.000.000 đ/ha; diện tích lúa lai bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 3.000.000 đ/ha (mức cũ 1.500.000 đ), thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ 1.500.000 đ/ha (mức cũ 750.000 đ/ha); diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 30.000.000 đ/ha, thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ 15.000.000 đ/ha; diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 2.000.000 đ/ha (mức cũ 1.000.000 đ/ha), thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ 1.000.000 đ/ha (mức cũ 500.000 đ/ha); diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 4.000.000 đ/ha (mức cũ 2.000.000 đ/ha), thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ 2.000.000 đ/ha (mức cũ 1.000.000 đ/ha).

Về hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm, thiệt hại do thiên tai: Gia cầm hỗ trợ từ 10.000–20.000 đ/con; lợn hỗ trợ 750.000 đ/con; trâu, bò, ngựa hỗ trợ 4.000.000 đ/con; hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ 2.000.000 đ/con. Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản: Diện tích nuôi cá truyền thống bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đ/ha, thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đ/ha; diện tích nuôi tôm quảng canh bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 4.000.000 - 6.000.000 đ/ha, thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đ/ha; diện tích nuôi tôm sú thâm canh bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 6.000.000 - 8.000.000 đ/ha, thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đ/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 20.000.000 - 30.000.000 đ/ha, thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đ/ha; diện tích nuôi ngao bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 40.000.000 - 60.000.000 đ/ha, thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 20.000.000 - 40.000.000 đ/ha; diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 20.000.000 - 30.000.000 đ/ha, thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đ/ha; lồng, bè nuôi bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đ/100 m3 lồng, thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đ/100 m3 lồng.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm