| Hotline: 0983.970.780

Nâng năng lực chế biến ngành cao su

Thứ Tư 11/02/2015 , 09:44 (GMT+7)

Đó là phát biểu chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trong hội nghị tổng kết công tác SXKD của Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) ngày hôm qua (10/2) tại TP.HCM.

* Giá bán cao su năm 2014 chỉ bằng 72% năm 2013

Làm thế nào giảm giá thành?

Năm 2014, trong khi các cây trồng khác "được mùa được giá" thì cây cao su lại "được mùa, giá giảm sâu", đến nay chỉ còn trên dưới 30 triệu đồng/tấn xấp xỉ với giá thành SX. Năm 2015, theo dự báo của VRG, giá cao su sẽ tiếp tục bất lợi. Thế nên, vấn đế cốt lõi hiện nay là làm thế nào để giảm giá thành SX 1 tấn sản phẩm xuống ở mức thấp hơn 30 triệu đồng.

14-45-17_bt-co-duc-pht
Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu chỉ đạo hội nghị tổng kết SXKD năm 2014 của Tập đoàn CNCS VN

Trong khi đó, năm 2014, theo ghi nhận chúng tôi thì có khá nhiều Cty cao su có giá thành SX khác nhau. Cụ thể, Cao su Đồng Phú là 33 triệu/tấn; Cao su Phước Hòa 36,5 triệu/tấn; Cao su Kon Tum là 29 triệu đồng/tấn... còn VRG có giá thành 36 triệu đồng/tấn.

Điều đáng nói là trong giá thành SX cộng cả tiền thuê đất trồng cao su, như ở Cty CP Cao su Tây Ninh hàng năm nộp tiền thuê đất quá cao, gần bằng 20% giá bán cao su. "Hiện nay, Cty chúng tôi có 2 cái nhất Tập đoàn, đó là NS vườn cây cao nhất là 2,3 tấn/ha và tiền thuê đất cao nhất 5 triệu đồng/ha vườn cây khai thác. Giá thuê đất quá cao nên chúng tôi nâng NS kiểu gì cũng khó mà có đường ra" - ông TGĐ Lê Văn Chành kêu khó.

Nhằm khắc phục phần nào giá mủ cao su xuống thấp, VRG đề nghị cần đa dạng hóa cây trồng trên quỹ đất cao su. Đó là đối với một số khu vực đất đai có độ cao, tầng dày, thổ nhưỡng... có giới hạn nhất định với cây cao su, khó đạt được NS và hiệu quả tốt thì Bộ NN-PTNT và các địa phương cần chấp thuận cho các công ty cao su thực hiện việc đa dạng hóa cây trồng theo hình thức trồng xen những loại cây trồng khác để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Còn theo ông Lê Thanh Hưng, quyền TGĐ Cty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, tổng DT vườn cây đang khai thác của Cty là 28 ngàn ha, nhưng NS nhiều năm qua chỉ đạt bình quân có 1,46 tấn/ha, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá thành khá cao lên tới 39 triệu đồng/tấn.

"Năm 2014 Cty bán giá 43 triệu đồng/tấn, nên vẫn có lãi 4 triệu. Năm nay chúng tôi tích cực tìm các giải pháp tác động bằng yếu tố KHKT nhằm tăng NS vườn cây, đồng thời tiến hành trồng thử nghiệm xem cây trồng nào có hiệu quả để trồng xen trong vườn cây cao su" - ông Hưng chia sẻ.

Tương tự, tại Cty CP Cao su Hòa Bình, do NS vườn cây cũng đạt thấp khoảng trên 1 tấn/ha trên tổng DT cao su khai thác là 1.000 ha nên giá thành lên tới 39-40 triệu/tấn.

Ông Võ Sỹ Lực, Chủ tịch HĐTV VRG nhấn mạnh: "Năm 2015 Tập đoàn cố gắng kéo giá thành từ 36 triệu xuống còn 30 triệu đồng/tấn. Để làm được điều này thì phải giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan từ chỗ tăng NS, chế độ cạo, giảm các chi phí quản lý, điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm và đặc biệt là chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đó là nên trồng xen cây gì là hợp lý".

co-su182019709
Ngành Cao su cần nâng cao năng lực chế biến để cạnh tranh. Trong ảnh: Dây chuyền chế biến mủ cao su tại nhà máy cao su Cam Lộ (Quảng Trị)

Bước vào công nghiệp chế biến

"Chúng tôi đã và đang đẩy mạnh triển khai chiến lược tái cơ cấu lại chủng loại sản phẩm cao su theo hướng tập trung SX các sản phẩm mà thị trường đang cần như SVR 10, SVR 20, mủ ly tâm và mủ tờ. Chẳng hạn, có một nhà máy chế biến săm lốp của Nhật Bản đặt vấn đề mua 200 ngàn tấn sản phẩm cao su SVR 20, nhưng hiện nay trong nước chỉ đáp ứng 40 ngàn tấn. Cuối cùng là họ phải nhập khẩu" (Ông Trần Ngọc Thuận - TGĐ VRG).

Theo VRG thì doanh thu năm 2014 giảm mạnh hơn so năm 2013 chủ yếu do giá bán mủ cao su giảm mạnh. Năm 2013, giá bán mủ cao su đạt bình quân 51,8 triệu/tấn thì năm 2014 còn 37,3 triệu/tấn, chỉ bằng 72% so với giá bán năm ngoái.

Tuy vậy, VRG vẫn đạt doanh thu tiêu thụ cao su là 11,5 nghìn tỷ đồng, đảm bảo thu nhập của gần 120 nghìn lao động ở mức trên 5 triệu đồng/người/tháng; nộp ngân sách 1,2 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt sản lượng xuất khẩu vẫn đạt được 1,067 triệu tấn cao su các loại, kim ngạch XK đạt 1,78 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đánh giá cao nỗ lực của ngành cao su, trong đó VRG cố gắng vượt qua khó khăn, duy trì ổn định, phát triển đúng hướng, đúng chủ trương của Bộ, Chính phủ.

Dù là năm đầy khó khăn, đầy "sóng gió" nhưng Tập đoàn tiếp tục SXKD có lãi, bảo đảm thu nhập người lao động, góp phần vào việc ổn định tình hình KT-XH cả nước.

Năm nay, dự báo giá cao su tiếp tục giảm sâu nên VRG đã xây dựng "kịch bản" giá thành 30 triệu/tấn, giá bán 31 triệu, lãi 1 triệu/tấn. Về việc này, Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý VRG cần cắt giảm chi phí nhằm giảm tối đa giá thành SX, tiếp tục điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là không chạy theo diện tích cao su, kể cả sản lượng cao su nguyên liệu. Chính việc gia tăng sản lượng cao su nguyên liệu đã làm ảnh hưởng không chỉ ở thị trường trong nước mà cả cung cầu thế giới.

"Trong thời gian tới, Tập đoàn chú ý thúc đẩy chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, kể cả "công nghệ đỉnh cao" và không chỉ ứng dụng trong trồng trọt mà cả chế biến mủ cao su. Đã đến lúc VRG cần phải bước vào công nghiệp chế biến, phát triển chuỗi sản xuất bền vững và thật sự hiệu quả" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm