| Hotline: 0983.970.780

Nâng năng suất tôm sú, tôm thẻ chân trắng

Thứ Tư 23/05/2018 , 15:05 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Bạc Liêu vừa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp nâng cao năng suất tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Hơn 200 đại biểu đến từ 5 tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu đã tham dự.

Một khu nuôi tôm công nghệ cao tại Bạc Liêu

Tại diễn đàn, các đại biểu đã được nghe đại diện Tổng cục Thủy sản, một số viện, trường trình bày những thách thức và giải pháp phát triển ngành tôm Việt Nam; kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm; các tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng trong nuôi tôm nước lợ đạt hiệu quả cao.

Đặc biệt những nghiên cứu bệnh trên tôm, chẩn đoán và các giải pháp phòng ngừa giúp nông dân giảm thiểu được rủi ro trong SX. Bên cạnh đó, các đại biểu được giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ hiệu quả cao như: nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi sinh thái, nuôi tôm 2 giai đoạn, nuôi tôm sử dụng chế phẩm vi sinh.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, vùng ĐBSCL đang đứng trước các thách thức, nhất là sự tác động của biến đổi khí hậu. Xu thế nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu, mùa khô kéo dài, nắng nóng, mùa mưa ngắn, lượng mưa ít, cộng với việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Mê Kông đang và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản.

Việc giới thiệu và nhân rộng các mô hình nuôi tôm mới, hiệu quả, ứng dụng KHCN vào SX, thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những giải pháp phát bền vững cho ngành tôm.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, Bạc Liêu có diện tích chuyên nuôi trồng thủy sản hơn 130.000ha và khoảng 33.000ha luân canh tôm - lúa. Phần lớn diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ quảng canh, quảng canh cải tiến cho năng suất, sản lượng không cao. Hai năm trở lại đây, doanh nghiệp, nông dân tỉnh này mạnh dạn chuyển sang mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi tôm 2 giai đoạn, cho hiệu quả cao, năng suất đạt đến 180 tấn/ha/năm. Nhưng địa phương gặp không ít khó khăn do điều kiện cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, điện, nguồn nước còn hạn chế.

Tại diễn đàn, đại biểu tham dự đặt ra nhiều câu hỏi liên quan về kỹ thuật nuôi trồng, lựa chọn con giống; tăng sức đề kháng cho tôm; quản lý môi trường nuôi và đã được các chuyên gia giải đáp tận tình. Trong đó, nhiều vấn đề được các đại biểu quan tâm như: mô hình nuôi ít ảnh hưởng tác động đến môi trường, mô hình nuôi thích nghi với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, giá trị con tôm…

Phát biểu tại diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhất mạnh, diễn đàn nhằm đánh giá kết quả thực tế SX mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua, để phát huy hiệu quả cũng như tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình nuôi của nông dân. Đây còn là dịp để các nhà khoa học, công ty và nông dân gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm SX, ứng dụng KHCN nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

 

Xem thêm
Người nuôi thủy sản Thái Bình chuẩn bị kỹ cho vụ nuôi mới

Các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang khẩn trương cải tạo hệ thống ao đầm, lồng bè…, sẵn sàng thả nuôi vụ mới vào tháng 4.

Thừa Thiên - Huế đề xuất đầu tư 350 tỷ đồng cho hạ tầng nghề cá

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đề xuất bổ sung 350 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá địa phương, góp phần nâng cao năng lực ngành thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Vươn khơi bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU

TIỀN GIANG Khai thác hải sản là nghề truyền thống của ngư dân thị trấn Vàm Láng. Thời gian qua, người dân khắc phục khó khăn, vươn khơi bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU.