| Hotline: 0983.970.780

Nên bồi thường thỏa đáng

Thứ Năm 26/06/2014 , 08:25 (GMT+7)

Để giải quyết quyền lợi cho gia đình bà Cung Thị Nguyệt một cách thỏa đáng, các cấp có thẩm quyền của tỉnh Bắc Ninh cần phải nhìn nhận cả một quá trình lâu dài./ Bất thường một vụ thu hồi đất

Mục đích nhằm xác định rõ: Ai là người có quyền sử dụng thửa đất 5.299 m2 đó.

Năm 1986, thửa đất hoang đã được gia đình bà Nguyệt khai hoang thành đất canh tác. Điều này chính UBND thị trấn Phố Mới đã thừa nhận trong văn bản số 79/CV-UBND. Vậy thì quyền sử dụng thửa đất đó đương nhiên thuộc về gia đình bà.

Bởi điều 2 Luật Đất đai năm 1987 quy định: "Nhà nước khuyến khích đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học- kỹ thuật vào việc khai hoang, vỡ hóa, lấn biển, phủ xanh đất trống đồi trọc để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối…”.

Luật pháp không thể chỉ là lời nói suông. Khuyến khích dân khai hoang vỡ hóa là để người dân được quyền sử dụng diện tích đó chứ không phải để sau khi họ đã khai hoang, vỡ hóa rồi thì bảo rằng đấy là…đất công ích, phủi sạch mồ hôi, công sức của họ.

Gia đình bà Nguyệt cũng đã sử dụng thửa đất đó suốt 28 năm nay (1986-2014), lẽ ra cấp có thẩm quyền của huyện Quế Võ phải có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình bà theo quy định tại Khoản 4 điều 50 Luật Đất đai năm 2003.

Khoản 4 điều 50 quy định: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Nhưng cấp có thẩm quyền đã không làm việc đó, để rồi đến khi thu hồi lại cho rằng đó là đất công ích do UBND thị trấn quản lý, đó là điều hoàn toàn không thỏa đáng.

Điểm a, Khoản 2 điều 15 Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định về việc quản lý và sử dụng diện tích đất công ích của xã khi chưa có nhu cầu sử dụng như sau: "UBND xã cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tiền thu được từ việc cho thuê đất chỉ được sử dụng vào nhu cầu công ích của xã theo quy định của pháp luật”.

Diện tích đất của gia đình bà Nguyệt đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Việc không cấp Giấy chứng nhận QSDĐ thửa đất đó cho gia đình bà là lỗi của các cơ quan có thẩm quyền huyện Quế Võ. Và gia đình bà Nguyệt đủ điều kiện để được nhận bồi thường về đất nông nghiệp khi bị thu hồi theo quy định của pháp luật.

Khoản 2, điều 72 Luật Đất đai năm 2003 cũng có quy định tương tự về việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ việc cho thuê đất công ích. Như vậy, nếu diện tích 5.299 m2 đất mà gia đình bà Cung Thị Nguyệt khai hoang được từ năm 1986 là “đất công ích” như UBND thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ tự nhận, mà gia đình bà Nguyệt được “thuê” theo như quy định của các văn bản luật hướng dẫn, thì phải có hợp đồng thuê đất giữa UBND thị trấn Phố Mới và gia đình bà Nguyệt.

Nhưng suốt từ năm 1987 đến nay, kể từ khi thửa đất hoang được gia đình bà biến thành đất cấy, không có bất cứ một hợp đồng nào như vậy cả, gia đình bà Nguyệt cũng không nộp bất cứ đồng nào cho thị trấn gọi là tiền “thuê đất”.

Và nếu 5.299 m2 đất do gia đình bà Nguyệt sử dụng suốt từ năm 1987 đến nay là đất công ích, do UBND thị trấn Phố Mới quản lý, thì theo quy định tại mục 2, phần I của Thông tư số 89/TC-TCT ngày 9/11/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ, UBND thị trấn Phố Mới phải là người nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước về sử dụng đất.

Nhưng suốt từ năm 1986 đến nay, UBND thị trấn Phố Mới không nộp thuế và không thực hiện bất cứ nghĩa vụ tài chính nào với Nhà nước trên thửa đất đó, mà trái lại, chính gia đình bà Nguyệt đã nộp thuế sử dụng đất trên diện tích đó, không thiếu năm nào.

Nói về đất công ích, việc UBND thị trấn Phố Mới để lại 8,6% trên tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương làm quỹ đất công ích là vi phạm Khoản 1 điều 72 Luật Đất đai năm 2003 (căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương).

Như vậy, việc UBND thị trân Phố Mới cho rằng diện tích đất nông nghiệp 5.299 m2 do gia đình bà Nguyệt khai hoang từ năm 1986 và sử dụng ổn định đến nay là đất công ích, là hoàn toàn không có căn cứ. Trái lại, việc gia đình bà Nguyệt sử dụng đất đó là hoàn toàn hợp pháp.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất