| Hotline: 0983.970.780

Nét mới ở một xã vùng sâu

Thứ Năm 17/02/2011 , 09:45 (GMT+7)

Cán bộ và nhân dân trong xã Hà Đông (Gia Lai) đã nỗ lực phấn đấu nên hiện nay cuộc sống của người dân nơi đây đã đổi thay rõ rệt.

Xã Hà Đông, huyện Đak Đoa (Gia Lai) là một trong những nơi cách trở, khó khăn nhất của tỉnh Gia Lai. Mặc dù chưa có đường giao thông thuận lợi, song cán bộ và nhân dân trong xã đã nỗ lực phấn đấu nên hiện nay cuộc sống của người dân nơi đây đã đổi thay rõ rệt.

Đặc biệt hàng nông sản sản xuất ra đã được UBND xã niêm yết giá công khai thuận lợi đôi đường. Đây là nét mới ở một xã vùng sâu, vùng xa được người dân khen ngợi góp phần phát triển sản xuất thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.

Hiện xã có 731 hộ, 3.897 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới gần 50%, xã có 5 làng, diện tích tự nhiên 19.733 km2. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi hộ gia đình. Đến trung tâm xã vào một ngày mùa khô trên con đường đất đầy hố dài hoắm sâu khô khốc và những sống trâu cao che mất đầu xe, gió cuốn theo thứ bụi đất đỏ ối hai bên đường rừng phủ kín trên những bông lau bạc trắng, xơ xác.

Phải mất khoảng chừng 60 km như vậy mới tới trụ sở UBND xã. Đến nơi thì sự mệt nhọc bỗng biến mất vì sự hiện diện của vùng quê khá đẹp đẽ và sạch sẽ hơn: Đường bê tông từ trung tâm xã vào tận các làng, điện lưới quốc gia, sóng truyền hình, điện thoại đều có cả; cây cao su đã lên xanh tốt báo hiệu tiềm năng kinh tế lớn của xã. Báo cáo của UBND xã cho thấy: Mô hình thử nghiệm trồng cao su tiểu điền cho 5 hộ dân ở 2 làng Kon Ma Ha và Pơ Ram từ năm 2008, cây thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết nên phát triển tốt, kế hoạch năm 2011 xã sẽ lấy một số đất trồng mì và diện tích rừng nghèo mở rộng thêm 40 ha. Bên cạnh cây cao su xã đã phát triển cây đậu xanh lên tới 80 ha, vừa trồng độc lập vừa trồng xen cao su… Riêng cây đậu xanh đã cho thấy hiệu quả trong vài năm qua, nhiều hộ có thu nhập từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng một vụ...

Mặ dù vậy nhưng người dân còn chịu nhiều thiệt thòi: Xăng mua tại xã với giá 20.000 đồng/lít, cao hơn 3.000 đồng/lít so với TP. Pleiku. Các hàng nhu yếu phẩm khác cũng cao hơn. Ngược lại hàng nông sản của người dân bán ra lại thấp hơn 200.000 - 250.000đồng/tấn. Cái mới ở nơi đây làm tôi cảm phục trước sự quan tâm của lãnh đạo xã: Hàng năm đến mùa thu hoạch nông sản, UBND xã cử cán bộ đi khảo sát, thẩm định định mức xăng xe vận chuyển nông sản (từ địa bàn xã đến điểm gần nhất bà con địa phương khác bán được theo giá thị trường). Và ra quyết định cho phép hạ giá mua thấp hơn thị trường chênh lệch từ 200.000 đồng đến 250.000đồng/tấn, 50.000đồng/tấn ấy là con số dao động phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mưa hay nắng, đường thuận lợi hay khó khăn hơn rồi niêm yết công khai để bà con biết. Việc làm đã thực sự được lòng cả đôi bên: Nông dân phấn khởi vì không bị thương lái ép giá, ngược lại thương lái mua đâu được đó, người dân không phải nghi hoặc tìm hiểu giá, mất công vận chuyển mì qua lại…

 Việc niêm yết định mức chênh lệch cước vận chuyển ở Hà Đông đã tạo nên niềm tin vào sự quan tâm sâu sát của cán bộ ở cơ sở, vừa tạo nên mối đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển kinh tế. Và điều đó cũng tránh hiện tượng lợi dụng đường sá khó khăn, cách trở một số thương lái ép giá nông dân.

Trao đổi với một số hộ dân ai nấy đều hân hoan và khen ngợi chính quyền đã quan tâm chăm sóc quyền lợi của dân, họ đều cho rằng: Trước đây cũng đã từng có thời điểm giá thấp hơn 25% giá thị trường, khiến nông dân đã khó khăn, lại càng chồng chất khó khăn. Người dân nơi đây không còn nặng hủ tục như trước nữa, đời sống sống du canh, du cư đã được loại bỏ nên cái nghèo, cái lạc hậu đã được đẩy lùi, đời sống đã đổi đời nhiều rồi.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.