| Hotline: 0983.970.780

Nếu "bắn mây" ngăn mưa dịp đại lễ sẽ tốn 1 tỷ USD

Thứ Tư 11/08/2010 , 12:59 (GMT+7)

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề xuất không “bắn mây” ngăn mưa và không triển khai dàn kèn đồng 1.000 người, dàn hợp xướng 1.000 người biểu diễn dịp đại lễ.

Chiều 10/8, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề xuất không “bắn mây” ngăn mưa và không triển khai dàn kèn đồng 1.000 người, dàn hợp xướng 1.000 người biểu diễn dịp đại lễ.

Trước đó, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã nêu ý kiến, do không duyệt binh trên không vào sáng 10/10, nên không cần thiết phải “bắn mây” phòng thời tiết xấu, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn. Thay vào đó, nếu trời mưa lớn thì thành phố sẽ có phương án chuyển tới Trung tâm Hội nghị quốc gia để tổ chức đại lễ.

Vấn đề của Chủ tịch Hà Nội đưa ra dựa trên một số ý kiến của các ngành chức năng khi lo ngại Hà Nội mưa lớn trong những ngày diễn ra đại lễ 1000 năm. Tuy nhiên, kinh phí cho việc này là khá lớn. Mỗi lần "bắn mây" để ngăn mưa trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn một tỷ USD.

Hà Nội sẽ không "bắn mây" ngăn mưa dịp đại lễ

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long chiều 10/8, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao sự chuẩn bị của các Tiểu ban thuộc Ban chỉ đạo quốc gia cho 3 hoạt động chính trong 10 ngày. Dự kiến, Lễ khai mạc vào sáng 1/10 tại vườn hoa Lý Thái Tổ; Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành sáng 10/10 tại Quảng trường Ba Đình và Đêm hội văn hóa nghệ thuật vào tối 10/10 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Phó thủ tướng lưu ý UBND Hà Nội về khâu xét duyệt các kịch bản của các hoạt động trên và chuẩn bị kỹ lưỡng bài phát biểu tại Lễ mít tinh, bài giới thiệu các khối diễu binh. “Những bài viết này phải thật đầy đủ, trang trọng, khái quát ý nghĩa văn hóa, quá khứ và tương lai của thủ đô 1000 năm văn hiến, anh hùng”, ông Hùng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không triển khai dàn kèn đồng 1.000 người, dàn hợp xướng với 1.000 người trước khán đài B, C tại Quảng trường Ba Đình, mà thay vào đó là khối quần chúng hể hiện bài hát ngợi ca Hà Nội tại sáng 1/10; cho phép lắp đặt màn hình LED phục vụ nhân dân theo dõi truyền hình trực tiếp mít tinh, diễu binh, diễu hành.

Về sự kiện Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới, Phó thủ tướng đề nghị Hà Nội chuẩn bị thật chu đáo khi mở cửa cho khách tham quan Hoàng thành Thăng Long trong dịp diễn ra đại lễ và tổ chức Lễ đón nhận quyết định di sản vào sáng 1/10.

Theo Ban tổ chức, đến nay, phần kịch bản Khai mạc 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã được phê duyệt. Theo đó, sân khấu cho Lễ khai mạc 10 ngày đại lễ ở vườn hoa Lý Thái Tổ được thiết kế giống như cung điện, chính giữa là một cuốn thư, hai bên là dàn trống, kèn do hàng trăm nghệ sĩ diễn viên biểu diễn.

Xung quanh hồ Hoàn Kiếm trong 10 ngày đại lễ sẽ có 5 sân khấu nhỏ hơn với các chủ đề như “Lịch sử anh hùng”, “Thăng Long- Hà Nội Thủ đô văn hiến”; “Thăng Long - Hà Nội, thành phố Vì Hoà bình”; “ Hội nhập và phát triển”, “Hà Nội là trái tim cả nước” dành cho các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế biểu diễn phục vụ công chúng.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.