| Hotline: 0983.970.780

Nếu khảo nghiệm thành công, nên đưa vào ứng dụng

Thứ Tư 26/10/2011 , 10:40 (GMT+7)

GS-TS Nguyễn Đăng Vang, chuyên gia cao cấp Ủy ban KHCN-MT của Quốc hội, cho rằng, nên đưa vào áp dụng cây trồng biến đổi gen, nhưng có chọn lựa và cân nhắc.

* Không nên quá lo lắng!

GS-TS Nguyễn Đăng Vang
Xung quanh các luồng ý kiến ủng hộ lẫn phản đối áp dụng cây trồng chuyển gen ở Việt Nam, GS-TS Nguyễn Đăng Vang, chuyên gia cao cấp Ủy ban KHCN-MT của Quốc hội, cho rằng, nên đưa vào áp dụng, nhưng có chọn lựa và cân nhắc.

Thưa GS, quan điểm của ông ủng hộ hay phản đối cây trồng chuyển gen?

Thực ra, cây trồng chuyển gen là xu thế của thế giới. Như vậy, kể cả bây giờ lẫn về lâu dài, tôi ủng hộ việc ứng dụng nó trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Đây là một dạng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao nên chắc chắn trước hay sau thì Việt Nam cũng cần ứng dụng. Tuy nhiên, chúng ta phải lựa chọn đối tượng cây trồng và có bước đi phù hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả cho xã hội nhất. Nó liên quan đến công ăn việc làm, lao động ở nông thôn và kể cả lĩnh vực môi trường nữa.

Thực tế ở một số tỉnh đang khảo nghiệm diện rộng ngô chuyển gen thấy rằng, năng suất, chất lượng bảo đảm và được nông dân hào hứng đón nhận? Như vậy, rõ ràng ta nên đưa vào ngay, thưa GS?

Áp dụng giống cây trồng nào, đối tượng cụ thể gì thì phải tính toán. Tại sao ta lại ủng hộ cây chuyển gen? Vì thứ nhất nó phải hiệu quả kinh tế thì một số nước, nhất là Mỹ, Brazil và Argentina mới triển khai mạnh như vậy. Mỹ có tới 66,8 triệu ha ngô, đậu tương, bông, cải dầu… bằng giống chuyển gen. Brazil đứng thứ 2 với 25,4 triệu ha đậu tương, ngô và bông, Argentina cũng tương đương diện tích và cũng với 3 loại cây trồng trên… Vấn đề là ta phải xem các nước họ đi như thế nào.

Có một lý giải cho việc áp dụng cây trồng chuyển gen là thế này: Sở dĩ họ đưa vào được là năng suất tăng lên và an ninh lương thực được đảm bảo. Ý kiến GS thế nào?

Nói thế là không chính xác. Cây chuyển gen sản xuất đại trà hiện nay không làm tăng năng suất, nó chỉ làm giảm chi phí sản xuất bằng cách không phải làm cỏ và sử dụng thuốc BVTV. Tức là hạ giá thành đầu vào của sản xuất, từ đó nông sản có thể cạnh tranh được. 

Trong thời gian gần đây, có ý kiến cho rằng, hiện chưa nên đưa cây trồng chuyển gen vào Việt Nam, vì chúng ta chưa chuẩn bị các điều kiện cho nó. Một số ý kiến lại lo ngại cho các DN giống Việt Nam sẽ yếu thế trong cạnh tranh. GS nghĩ sao?

Đây là một bài toán mà rõ ràng, khi đưa vào áp dụng chúng ta phải tính. Nhưng dù gì đi chăng nữa, theo tôi, cây trồng chuyển gen nếu vào được Việt Nam theo cách tự nhiên cũng rất khó, trừ khi có áp lực của chính sách, vì thế không nên lo lắng quá.

Trồng ngô biến đổi gen năng suất không cao hơn giống ngô lai nền cùng loại mặc dù sẽ giảm được chi phí công làm cỏ và giảm chi phí thuốc trừ sâu. Trong khi ở Việt Nam lao động nông nghiệp còn đang thiếu việc làm thì nông dân sẽ cân nhắc, hạch toán hiệu quả giữa chi phí cho tiền mua giống ngô chuyển gen với chi phí công làm cỏ và thuốc BVTV để quyết định. 

 Xin cảm ơn GS!

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.