| Hotline: 0983.970.780

Nga-phương Tây: Dễ làm đối tác, khó thành bạn bè

Thứ Hai 02/04/2018 , 11:05 (GMT+7)

Quan hệ giữa Nga và phương Tây tiếp tục trở nên căng thẳng sau vụ cựu điệp viên nhị trùng Sergei Skripal bị đầu độc ở Anh hồi đầu tháng 3 vừa qua. 

Điều gì khiến cho chỉ trong 1 thời gian ngắn, đôi bên từ chỗ vốn là đối tác lớn của nhau, lại trở mặt để biến thành những đối thủ khó đàm phán?

Nga chỉ trích Anh và phương Tây dùng "vụ Sergei Skripal" để phá hoại World Cup 2018

Bộ Ngoại giao Nga mới đây vừa thông báo với London rằng Anh sẽ phải cắt giảm thêm 50 nhân viên ngoại giao và kỹ thuật ở Nga. Đây là động thái mới nhất liên quan tới vụ cựu điệp viện Sergei Skripal bị đầu độc hôm 4/3 tại Salisbury (Anh). Vụ việc đã khiến Nga hứng chịu đòn “hội đồng” từ Anh, Mỹ và các nước đồng minh, với việc hơn 150 nhân viên ngoại giao Nga bị gần 30 quốc gia trục xuất.

Moscow, không ngoài dự đoán, đã đưa ra đòn đáp trả tương tự, trong đó riêng Anh bị trục xuất 23 người. Chưa dừng lại ở đó, theo thông báo mới đây của Bộ Ngoại giao Nga, sẽ có thêm 50 nhân viên ngoại giao và kỹ thuật của Anh phải rời Nga. Theo giải thích của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, quyết định trên nhằm cân bằng số lượng các nhà ngoại giao giữa Anh và Nga. “Anh đang nhiều hơn Nga 50 người”-bà Maria Zakharova cho biết.

Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Nga đồng thời đã đăng tải một loạt câu hỏi liên quan đến vụ cựu điệp viên Skripal bị đầu độc, trong đó 14 câu dành cho Anh và 10 câu cho Pháp, nước có các nhà điều tra tham gia vụ việc. Moscow đã đặt vấn đề vai trò của Pháp trong vụ việc, cũng như lý do Anh từ chối cho nhân viên Nga tiếp cận lãnh sự quán cũng như quá trình điều tra. Ngay từ đầu, Nga từ bác bỏ cáo buộc của Anh về việc đứng sau vụ đầu độc ông Skripal. Điện Kremlin tin rằng đây là một kế hoạch nhằm phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống Nga cũng như World Cup 2018 sắp khởi tranh ở nước này.

Tình hình giữa đôi bên càng trở nên căng thẳng hơn khi hôm 30/3, một máy bay chở khách của hãng Areoflot (Nga) bị an ninh Anh lục soát ở sân bay Heathrown. Phía Anh tuyên bố đây chỉ là hoạt động kiểm tra an ninh bình thường, nhưng Moscow chỉ trích đây là “hành vi khiêu khích trắng trợn” và để ngỏ việc sẽ có hành động tương tự.
 

Thiếu niềm tin bạn bè

Quan hệ giữa Nga và Mỹ với các đồng minh phương Tây đã trở nên căng thẳng sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin. Từ đó tới nay, Mỹ và phương Tây vẫn đang áp đặt các biện pháp bao vây cấm vận đối với Nga.

Theo giới phân tích, sự thiếu niềm tin là nguyên nhân chính khiến quan hệ giữa Nga với phương tây (cùng Mỹ) ngày càng trở nên xấu đi, bất chấp chuyện đôi bên là những đối tác lớn về thương mại của nhau. Thống kê tại thời điểm năm 2015, tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của EU vào Nga lên tới 190 tỉ USD, chiếm 75% vốn FDI của Nga. Các công ty EU cũng tạo ra hơn 500.000 việc làm ở Nga. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Nga-EU đã giảm sâu từ năm 2015 đến nay.

Việc Anh-Mỹ và hàng chục nước đồng minh tiến hành đòn “hội đồng” với Nga vừa phản ánh thực tế này, đồng thời cũng cho thấy từ lâu, phương Tây và Mỹ đã ngày càng xem Nga là một mối đe doạ. Trong hơn 1 năm nay, Nga liên tục bị cáo buộc có hoạt động can thiệp vào các cuộc bầu cử ở châu Âu và cả Mỹ.

Điều đáng lo ngại là có vẻ như, quan hệ giữa đôi bên ngày càng trở nên khó hàn gắn, tới độ đã có những lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới. Theo chuyên gia Philippe Pegorier, chuyên nghiên cứu về Nga, Belarus và Ukraine, việc Nga và phương Tây chấp nhận được sự khác biệt về quan điểm và cách nhìn của nhau là yêu cầu quan trọng để đôi bên có thể ngồi lại bàn đàm phán. Nhưng yêu cầu trên là thực sự khó khăn trong bối cảnh không bên nào chịu nhường bên nào, bên cạnh niềm tin dành cho nhau càng vơi đi.

(Theo Reuters, AFP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm