| Hotline: 0983.970.780

'Ngã xe'

Thứ Tư 06/05/2015 , 09:47 (GMT+7)

Từ hôm vô tình “lạc” vào trạm bơm của công ty thủy nông huyện, ông Hỏa, vệ nông của làng Đông, thấy lòng mình cứ lâng lâng.

Bởi lẽ công ty mới cử về trông coi và vận hành trạm một nữ công nhân. Cô này cứ một hôm làm ngày lại một hôm làm đêm. Cái đêm tình cờ gặp ấy, ông hỏi cô:

- Nhà em ở đâu?

- Dạ, nhà em ở thị trấn.

- Thế là hàng ngày đến đây, em phải đi những 12 cây số cơ à?

- Vâng…

- Em được mấy cháu rồi? Chồng em làm gì?

- Dạ, chồng em làm thợ sửa xe máy, nhưng chết đã ba năm nay. Em được hai cháu ạ.

- Thế đêm hôm, một mình ở cái trạm vắng vẻ giữa đồng thế này, em có sợ không?

- Thú thực với anh là cũng sợ. Em hãi nhất là ma.

- Ma, thì ăn thua gì. Thế những đêm sau em trực, anh ra anh coi cho.

Rồi ông ra thật. Cũng may cái công việc của ông nó bắt buộc phải lần mò đêm hôm, không sợ mụ vợ già ở nhà để ý. Chỉ sau vào đêm “coi ma” hộ cô nữ công nhân tuổi mới 40 nhưng nhan sắc còn khá mặn mà này, chuyện của họ đã khá thân.

Cô công nhân thổ lộ với ông những nỗi vất vả, cô đơn của người đàn bà góa nuôi con. Còn ông, ông cũng than thở với cô về bà vợ nanh nọc, già nua và…bẩn thỉu của mình.

Là vợ chồng đấy nhưng có khi vài ba tháng mới gần gũi nhau một lần…Một đêm, lúc đó đã gần 1 giờ sáng, trước khi về, ông ôm lấy cô, nhưng bị hất tay ra:

- Anh làm cái gì thế?

- Em…thương anh một tý. Anh…cô đơn lắm.

- Nhưng anh muốn, thì phải có…quà cho em chứ.

Ông móc túi, trong túi còn đúng một tờ hai trăm ngàn, đưa cho cô:

- Quà thế này có đủ không?

Cô lắc. Ông về, suốt ngày nghĩ mà không sao kiếm ra được hơn, vì kinh tế gia đình này do vợ quản. Ngồi vào mâm cơm tối, chợt nghĩ ra một việc, ông bảo vợ:

- Thịt bò hồi này đang chạy. Anh em trong tổ bàn nhau góp tiền mua một con về mổ bán, ít nhất cũng lãi ba chục phần trăm.

- Mỗi người góp bao nhiêu?

- Có con bò nó đang rao bán hai mươi triệu, béo lắm. Ai có bao nhiêu thì góp bấy nhiêu. Khi có lãi, sẽ chia theo cổ phần. Bà xuất cho tôi triệu rưỡi.

- Nhưng nhà giờ chỉ còn 900 ngàn đồng thôi.

- Thì chịu khó đi vay.

Hám lợi, bà tất tả sang hàng xóm vay cho ông 600 ngàn đồng nữa. Cầm được món đó, ông ăn cơm rồi ra trạm bơm, xòe ra cho cô 300 ngàn đồng, cô im lặng. Đêm ấy ông được lạc vào “thế giới thần tiên”. Hai hôm sau, vợ hỏi tiền lãi, ông bảo:

- Có lãi chứ, nhưng anh em bàn nhập lãi ấy vào gốc, mua thêm con nữa. Rồi đến khi nào kha khá mới chia.

Nhưng món tiền triệu rưỡi ấy chỉ đủ cho ông 5 ngày. Hết, ông lại nghĩ cách xoay. Mà cái “món” này, càng bập vào nó lại càng nghiện, càng mê ly mới chết chứ. Dạo ra chuồng lợn, thấy con lợn nái mới đẻ một đàn 13 con, ông tìm ngay sang nhà Thành, một tay chuyên buôn lợn sữa:

- Con nái nhà anh mới đẻ 13 con, đẹp lắm. Cho anh ứng trước triệu rưỡi, rồi hôm nào chú đến bắt thì trừ đi.

Thành vui vẻ móc hầu bao. Được tiền, ông như trẻ con được kẹo, cơm tối xong là ra trạm bơm ngay. Nhưng triệu rưỡi ấy cũng chỉ được cho ông 5 đêm nữa. Lần tiếp theo, ông bảo cô:

- Hôm nay anh không sẵn tiền, em chiều anh, rồi lần sau anh mang cả đến.

Cô vui vẻ đồng ý. Lần sau, lần sau nữa. Nhưng đến lần thứ tư thì cô bảo:

- Anh phải đưa ba lần quà trước còn thiếu cho em đã.

- Thôi mà, em yêu. Tiền, chẳng tiền thì hậu. Cứ vui vẻ đi, rồi đâu khắc có đó.

Nhưng cô kiên quyết. Như người mê lên, ông không nói năng gì, ôm thốc lấy cô. Cô vùng vẫy đẩy ông ra:

- Anh làm cái gì thế? Không buông ra, tôi kêu lên bây giờ.

- Đừng…đừng kêu…

Vừa hổn hển, ông vừa đè cô ra cái giường của trạm. Cô vùng lên, hất ông xuống đất, tay trái ông chống xuống nền nhà. Thấy nhói một cái. Hốt hoảng, ông dùng bàn tay phải ôm lấy chỗ nhói ở tay trái, thấy đau khủng khiếp.

Lảo đảo đứng dậy, ông lái xe máy bằng một tay, chạy về trạm xá gọi bác sỹ trực dậy, bảo:

- Anh bị ngã xe máy, cánh tay trái đau quá, không nhắc lên được.

Bác sỹ xem, và khẳng định ông bị gẫy tay. Nửa tiếng sau, biết tin, vợ ông tất tả chạy ra. Bác sỹ yêu cầu đưa ông xuống bệnh viện huyện ngay tức khắc, vì cánh tay gẫy đang sưng vù lên mỗi lúc một to. Các con còn bé, chưa đứa nào đi được, bà phải thuê một cái xe ôm, để ông ngồi giữa, lên viện.

Làm thủ tục đưa ông vào phòng cấp cứu xong, bà bảo ông:

- Giờ nhà chẳng còn đồng nào nộp tạm ứng viện phí cả. Ông chung bò mổ với ai, để tôi theo xe về tôi xin rút cả gốc lẫn lãi, lên nộp tạm cái đã. Còn thiếu, thì mình xoay sau.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm