| Hotline: 0983.970.780

Ngân hàng Nhà nước ưu tiên bán vàng trước 30/6

Thứ Sáu 25/01/2013 , 08:49 (GMT+7)

Trong giai đoạn đầu tham gia thị trường, Ngân hàng Nhà nước dự kiến chỉ bán vàng ra để kéo dần giá trong nước sát với thế giới.

Trong giai đoạn đầu tham gia thị trường, Ngân hàng Nhà nước dự kiến chỉ bán vàng ra để kéo dần giá trong nước sát với thế giới theo đúng yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ.


Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng sớm hoàn thành yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ về việc thu hẹp chênh lệch giá vàng

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về việc Ngân hàng Nhà nước tham gia mua bán vàng miếng đang trong quá trình trưng cầu ý kiến trước khi ban hành chính thức. Thông tư hướng dẫn cũng như quy trình cho hoạt động mua bán này cũng đang được hoàn tất, trước khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện vai trò mới của mình.

Theo dự thảo quyết định nói trên, Ngân hàng Nhà nước được quyền mua, bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có thiết lập quan hệ mua bán với mình. Các giao dịch này có thể triển khai thông qua hình thức mua bán trực tiếp hoặc đấu thầu. Hai mục tiêu quan trọng của việc mua bán này là can thiệp, bình ổn thị trường và tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.

Mục tiêu đầu tiên đang được Ngân hàng Nhà nước chú trọng, nhất là khi giá trong nước vẫn đắt hơn thế giới trên dưới 3 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi đó, Nghị quyết của Quốc hội cũng như Chính phủ đều yêu cầu phải đưa giá trong nước sát với thế giới. Bản thân Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng từng tuyên bố, khoảng chênh hợp lý chỉ nên không quá 400.000 đồng mỗi lượng.

"Vì vậy, trước mắt Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ yếu bán vàng ra, và thông qua hình thức đấu thầu, chứ chưa thể tổ chức theo mô hình thị trường liên ngân hàng ngay lập tức", một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước nói.

Dự kiến có hai trung tâm giao dịch sẽ được lập ở Hà Nội và TP HCM phục vụ cho hoạt động đấu thầu. Khi thị trường ổn định, Ngân hàng Nhà nước sẽ tính tới chuyện mua bán trên thị trường liên ngân hàng, với sự tham gia của các ngân hàng, thậm chí doanh nghiệp.

Để hỗ trợ hoạt động mua bán vàng vật chất trong nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ tự trang bị cho mình các công cụ như xuất nhập khẩu, kinh doanh vàng tài khoản... Nguồn vàng dự trữ của cơ quan này cũng được cho là dư sức để can thiệp thị trường giai đoạn hiện nay.

Việc Ngân hàng Nhà nước tăng cường bán ra cũng được kỳ vọng hỗ trợ cho quá trình tất toán trạng thái của các ngân hàng thương mại. Theo quy định, trước 30/6, họ phải thanh toán xong lượng vàng đã huy động trong dân thời gian trước.

Hoạt động mua vào, theo nguồn tin trên, sẽ được Ngân hàng Nhà nước cân nhắc khi thị trường ổn định trở lại, các ngân hàng đã tất toán xong và người dân không còn nhu cầu nắm giữ vàng.

"Ngân hàng Nhà nước chủ trương không đứng ra huy động vàng trong dân như đề xuất của nhiều chuyên gia, bởi việc này có thể tiếp tục kích thích tâm lý nắm giữ vàng miếng. Thay vào đó, khi có điều kiện, Ngân hàng Nhà nước sẽ ưu tiên phương án bỏ tiền ra mua vàng, chứ không huy động", nguồn tin này nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tiếp nguồn cát thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

CẦN THƠ Những sà lan chở cát từ mỏ Bình Phước Xuân (An Giang) đã về đến Cần Thơ phục vụ thi công Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.