| Hotline: 0983.970.780

Ngán ngẩm cá rô đầu vuông

Thứ Sáu 27/06/2014 , 08:20 (GMT+7)

Hiện tại, nhiều hộ nông dân nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang đang lao đao vì giá rớt thê thảm.

NÔNG DÂN LAO ĐAO

Chúng tôi về Vị Thủy, được xem là “thủ phủ” và nơi khởi nguồn việc phát triển con cá rô đầu vuông, nhưng không khí ở đây khá trầm lắng. Nhớ lại cách đây vài năm, cá rô đầu vuông được xem là loại thủy sản tiềm năng của Hậu Giang. Nhưng 2 năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá ở Hậu Giang và một số tỉnh ĐBSCL lâm vào tình trạng thua lỗ nặng, dẫn đến treo ao, lấp ao hoặc chỉ nuôi cầm chừng.

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

Không chỉ riêng chị Hân mà rất nhiều hộ nuôi cá rô đầu vuông đang e dè với loài thủy sản. Về Hậu Giang dịp này, hỏi thăm chuyện nuôi cá rô đầu vuông thì ai cũng lắc đầu: “Nơi đây chẳng còn mấy ai nuôi đâu, đa phần bỏ nghề chuyển sang trồng lúa, số ít còn lại chuyển sang nuôi cá sặc rằn hoặc để ao trống vì nuôi cá rô chẳng khác nào đánh bạc”.

Nuôi cá rô đầu vuông hiện gặp rất nhiều khó khăn, bởi giá thức ăn liên tục tăng cao, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ bấp bênh, thương lái thu mua ít. Chị Hân tâm sự: “Năm 2005, tôi nuôi cá rô đầu vuông chỉ tốn khoảng 8.000 đ/kg cá thịt mà bán với giá 27.000 đ/kg, nhưng giờ để đầu tư cho 1 kg cá thịt phải tốn từ 22.000 - 25.000 đ/kg, nếu cá bị bệnh còn tốn nhiều hơn thế nữa và chỉ bán được 16.000 – 21.000 đ/kg (tùy loại)”.

Là một trong những hộ nuôi cá rô đầu vuông thành công và có tiếng ở Hậu Giang, nhưng hiện tại, chị Hân cũng chỉ nuôi 2 ao (1 để bán thịt, 1 bán giống) còn lại đa phần bỏ trống. “Những năm đầu nuôi mỗi năm thu hoạch gần 100 tấn, trừ chi phí lãi trên 1 tỷ đồng, năm nay nuôi ít nên chắc lỗ hơn trăm triệu”, chị Hân rầu rĩ.

Theo chị Hân, ở Hậu Giang có rất nhiều hộ nuôi cá rô đầu vuông nhưng toàn tỉnh chỉ có 2 thương lái thu mua. Lái mua “ép” giá ở mức thấp nhưng người nuôi vẫn phải bán vì không bán sẽ tốn thêm chi phí thức ăn, lãi ngân hàng và chẳng lẽ đem ra chợ bán từng con...

ĐẠI LÝ CŨNG THAN

Chủ cửa hàng bán thức ăn thủy sản ở thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy cho biết: “Trước đây, công ty bán gối đầu thức ăn cho đại lý nhưng giờ không như thế nữa, do vậy, đại lý tự vay vốn để kinh doanh, nhưng ngặt một nỗi là phải bán gối đầu cho các hộ nuôi nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn”.

Chuyện cá rô đầu vuông rớt giá, thậm chí không bán được nên thua lỗ, còn đại lý thì không thu hồi được vốn, vì nông dân cứ xin hoãn nợ mãi. Chủ cửa hàng bộc bạch: “Người nuôi cá thua lỗ là đương nhiên, bởi giá cá cứ sụt giảm mà thức ăn lại tăng giá 4 – 5 lần/năm, tăng từ 200 – 300 đ/lần. Cứ đà này, bán xong vụ này đại lý tôi chắc cũng phải rút chân”.

Làm nghề kinh doanh thức ăn đã nhiều năm và cung cấp cho hàng trăm hộ nuôi cá, nhưng giờ cả đại lý và người nuôi cá đều không trụ nổi. Một chủ đại lý khác than: “Tính đến nay đã 8 năm, thoạt đầu bán thức ăn cho 300 hộ nuôi cá rô đầu vuông, nay giảm chỉ còn một nửa và sẽ còn giảm nhiều. Hộ nợ ít nhất cũng trên 100 triệu đ, nhiều nhất trên tỷ đồng, đến đòi thì hứa trả và kêu đầu tư tiếp nhưng càng đầu tư càng nợ, thử hỏi như vậy chúng tôi lấy đâu ra vốn kinh doanh tiếp”.

“Mỗi tháng trước đây, bình quân cửa hàng chúng tôi xuất bán từ 500 – 600 tấn thức ăn, nhưng hiện giảm xuống chỉ còn 200 tấn và tới đây sẽ lại giảm bớt một nửa. Để duy trì hoạt động kinh doanh và đáp ứng đủ số lượng thức ăn cung cấp cho các hộ nuôi cá, chúng tôi phải trả lãi ngân hàng gần 100 triệu đ/tháng, nên trụ không nổi”, chị chủ của hàng đại lý buồn bã nói.

Còn theo thương lái ở Hậu Giang, cá rô đầu vuông chủ yếu tiêu thụ trong nước nên không ổn định, lúc ít thì giá cao, khi dội chợ thì giảm sâu...

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm