| Hotline: 0983.970.780

Ngành điều đón vận hội mới

Thứ Năm 26/05/2016 , 06:06 (GMT+7)

Trước những cơ hội đến từ Hiệp định TPP và việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ngành điều VN đang chủ động “chuyển mình” để tận dụng những lợi thế, tạo giá trị gia tăng bền vững cho cả DN và nông dân trồng điều trong nước…

Lập các nhóm nhập khẩu điều thô

Tại hội thảo “Ngành điều chuyển mình đón vận hội mới” diễn ra ngày 23/5 tại TP.HCM, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều VN (Vinacas) cho biết, do VN phải nhập tới 70% nguyên liệu về chế biến XK nên cần tổ chức lại bài bản hơn.

Cụ thể, ngành điều sẽ hình thành các nhóm DN cùng có nhu cầu nhập khẩu, dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Các nhóm này không nhất thiết phải phân theo vùng, mà các DN ở nhiều nơi có thể đến với nhau khi thấy phù hợp. Các thành viên trong nhóm sẽ chia sẻ thông tin và tiến tới thống nhất về giá mua, giao cho một vài đầu mối đứng ra đàm phán.

“Tại Long An đã thành lập nhóm này và sắp tới chỉ giao cho 1 - 2 đầu mối làm việc cho cả nhóm, cách làm này vừa đảm bảo về chất lượng nguyên liệu vừa giúp giá mua hợp lý hơn”.

Đại diện Vinacas cũng cho biết, thời gian qua các tranh chấp thương mại chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực nhập khẩu hạt điều thô. Vì thế, Vinacas đưa ra giải pháp căn cơ là phân loại khách hàng. Dựa vào phân loại, các DN VN chỉ làm ăn với những đối tác có uy tín, loại trừ ngay những đơn vị không có nghiệp vụ, không có khả năng tài chính, không có chân hàng, chủ yếu làm môi giới mua qua bán lại rất rủi ro.

Văn phòng Vinacas cũng sẽ công bố bản đánh giá về khách hàng bán điều thô cho VN. Hội đồng tư vấn nhập khẩu hàng năm sẽ công bố danh sách “đen” những nhà XK điều thô vào VN không thực hiện đúng hợp đồng để DN cảnh giác.

Vinacas cũng thành lập tổ tư vấn, trong đó có cả luật sư, tiếp tục chỉnh sửa mẫu hợp đồng nhập khẩu điều thô để các DN làm căn cứ xây dựng hợp đồng cho đơn vị mình. Tinh thần của mẫu hợp đồng là dứt khoát không để đối tác áp đặt “luật chơi”, gây thua thiệt cho DN VN khi có sự cố xảy ra.

Ưu tiên chế biến sâu, VSATTP

Chủ tịch Vinacas cũng khẳng định, ngành điều VN muốn đưa giá trị lên 3 - 4 tỷ USD mỗi năm thì chỉ có con đường đẩy mạnh chế biến sâu để tạo giá trị gia tăng. “Không chế biến sâu thì không thể thắng trận này”, ông Thanh nói. Việc tăng chế biến sâu không chỉ bán cho nước ngoài mà còn khai thác triệt để thị trường trong nước với gần 100 triệu dân (hiện đã có vài DN vào cuộc và đạt được kết quả rất khả quan).

Ngành điều cũng sẽ tiếp tục cải tiến quy trình công nghệ, hướng tới mục tiêu vòng quay vốn và hệ thống sử dụng máy móc, kho tàng, nhà xưởng tăng lên gấp đôi; sâu mọt không phát sinh, chất lượng hạt điều cao, đảm bảo VSATTP, từ đó tạo giá trị gia tăng lớn cho ngành.

Ngoài ra, ngành điều VN cũng thay đổi quan điểm kinh doanh: Trước đây dựa trên phương châm cạnh tranh theo kiểu “giá rẻ”, tức mua nguyên liệu giá thấp rồi XK giá thấp. Bây giờ các DN sẵn sàng mua giá cao nhưng chế biến đạt chất lượng hàng đầu thế giới, sau đó bán với giá cao. Việc này vừa có lợi cho DN, vừa đúng với mục tiêu của Bộ NN-PTNT là giúp nông dân có thu nhập tốt từ trồng điều, tạo sự phát triển bền vững.

Đồng hành với nông dân

Một số ý kiến tại hội thảo đề nghị ngành điều phải có giải pháp hỗ trợ, tái đầu tư trở lại cho nông dân để gia tăng sản lượng nguyên liệu trong nước.

Ông Nguyễn Đức Thanh khẳng định, Bộ NN-PTNT đã ủng hộ đề xuất thành lập “Quỹ phát triển điều bền vững”. Nguồn thu gồm 4 nguồn: Hỗ trợ của nhà nước; phần thu trên đầu tấn XK của tất cả các DN, nguồn tài trợ và nguồn thu khác. Về nhiệm vụ chi: Khoảng 70% kinh phí của quỹ dùng để hỗ trợ cho chương trình thâm canh cải tạo vườn và nghiên cứu giống, hỗ trợ nông dân trồng điều. Khoảng 30% còn lại chi cho việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ, chế tạo thiết bị chế biến điều, nâng cao chất lượng và VSATTP, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường trong nước.

Ngoài ra, ngành điều cũng đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bộ NN-PTNT khi thành lập hẳn Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm trưởng ban. Bộ cũng đầu tư cả trăm tỷ đồng cho vùng điều Bình Phước và các cơ quan nghiên cứu, mục tiêu giúp nông dân gia tăng sản lượng và thu nhập từ cây điều trong thời gian tới.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm