| Hotline: 0983.970.780

Ngập úng bủa vây 300 hộ dân xã nông thôn mới nhiều năm nay

Thứ Tư 11/10/2017 , 13:45 (GMT+7)

Nhiều năm qua, mỗi khi vào mùa mưa, đời sống hơn 300 hộ dân ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm - xã nông thôn mới (NTM) của TP Cà Mau (Cà Mau) luôn bị đảo lộn bởi việc ngập lụt. Trong đó, nhiều hộ bị ảnh hưởng nặng.

Ấp Bà Điều dù là cửa ngõ của TP Cà Mau và chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 3km, nhưng ngập lụt đã khiến nơi đây trở nên tiêu điều.

15-00-54_m_nh_ngp_lut
Hàng trăm căn nhà ở xã NTM chịu cảnh ngập lụt

Men theo lối vào nhà chị Chung Thanh Thuỷ, nhiều người sẽ không khỏi liên tưởng đang đến với vùng tứ giác Long Xuyên giữa mùa lũ. Những hàng cây trơ trọi, những ngôi nhà rêu xanh đóng cửa im lìm, duy chỉ có những bụi bèo hoa dâu là xanh tốt. Thậm chí, những đứa con của chị Thuỷ hàng ngày vẫn giăng lưới bắt cá ngay trên sân nhà mình.

Ngôi nhà chị Thuỷ giờ chân vách đã mục, loang lổ vì rỉ sét, bám đầy rong rêu. Trong nhà cũng không khác gì ngoài sân, vẫn là nước, từng đám bèo hoa dâu vẫn trôi ngổn ngang. Gia đình bốn người phải sống trong hoàn cảnh như vậy gần 10 năm qua.

Chị Chung Thanh Thuỷ, ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm chia sẻ: "Mưa vài cơn thì nơi đây ngập vài tháng. Ngôi nhà dù xuống cấp nhưng vẫn không thể sửa sang, phần vì thiếu tiền, phần vì có sửa cũng mục nát ngay. Chán nản, tôi cứ bỏ liều. Gia đình tôi sống bằng quán cơm, nhưng ngập nước, tay chân tôi bị nước ăn, nhiều người chê không dám đến quán vì sợ không vệ sinh, đời sống khó khăn thêm".

“Nước ngập từ 30 đến 50cm, nên việc sử dụng đồ điện trong nhà rất mất an toàn. Tôi sợ nguy hiểm nên tất cả đồ dùng, thiết bị điện tôi đều kê lên cao. Đồ chất đống, ẩm ướt nên muỗi nhiều lắm. Vợ chồng tôi nhiều lần tính chuyển sang nơi khác sinh sống nhưng đây là đất ông cha để lại, đi không đành”, chị Thủy buồn bã cho biết.

Bà Mạc Thị Dung, 71 tuổi, ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm nói, năm nào cũng vậy, cứ độ tháng 5, tháng 6 âm lịch là bắt đầu ngập nước kéo dài đến Tết. Nước ngập gần như quanh năm nên rất ô nhiễm.

Được biết, trước đây ven tuyến Quốc lộ 1A đều có những ống xả nước, nhưng từ khi quy hoạch các khu đô thị thì đường thoát nước cũng không còn, tình trạng ngập lụt bắt đầu xảy ra. Đồng thời, phía sau những nơi dân cư này đều là đồng ruộng. Do đó, không ai cho xổ nước ra vì sợ ngập lúa.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm xác nhận tình trạng trên và cho biết, trên tuyến QL1A đoạn từ cống Hội Đồng Nguyên đến cống Bà Điều có khoảng 300 hộ bị ảnh hưởng do ngập lụt.

Nói về nguyên nhân, ông Phúc cho rằng, những năm gần đây việc xây dựng nhà ở phát triển quá nhanh, đồng thời QL1A được mở rộng thêm trên 1m khiến các cống thoát nước bị san lấp. Đồng thời, quy hoạch sản xuất đặc thù của xã Lý Văn Lâm là vùng giữ ngọt để trồng màu và lúa, nên mực nước trong xã luôn được giữ để điều hoà sản xuất.

Bên cạnh đó, hiện xã có 6 cống và 2 trạm bơm, nhưng khi lượng mưa nhiều những cống và trạm bơm này hoạt động không hiệu quả, một phần vì các tuyến kênh đều ngập, nếu xả nước ra rồi đóng lại như những vùng khác sẽ bị khô các tuyến kênh, gây khó khăn cho sản xuất.

“Để xử lý triệt để thì phải chờ Trung ương mở rộng tuyến QL1A đồng thời phải xây hệ thống thoát nước hai bên. Trước mắt, xã đã được tỉnh và TP Cà Mau đầu tư hơn 1 tỷ đồng đào tuyến kênh Mét với chiều dài 2,5km để tháo úng, xổ phèn cho ấp Bà Điều. Nhưng theo đánh giá, đây chỉ là giải pháp trước mắt, khó có hiệu quả lâu dài”, ông Phúc thừa nhận.

Với cách làm như hiện nay có thể nói hơn 300 hộ dân sống ven tuyến QL1A sẽ phải tiếp tục sống chung với ngập lụt và chưa biết đến khi nào tình trạng “giăng lưới bắt cá trên sân” mới chấm dứt. Một giải pháp dài hơi và căn cơ nhằm hài hoà giữa sản xuất với đời sống là điều mà người dân sống trong vùng ngập lụt đang chờ từ ngành chức năng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm