| Hotline: 0983.970.780

Ngày đại tang ở Cẩm Thủy

Thứ Tư 02/11/2011 , 20:17 (GMT+7)

Xóm nhỏ Liên Sơn ngột ngạt hơn mọi ngày. Nơi đây bao trùm lên bởi khói hương nghi ngút và những tiếng khóc quặn thắt xé tan lòng người. Họ khóc vì tiếc thương những người xấu số trong vụ tai nạn khi thi công đường điện...

 

 Dòng họ trắng khăn tang

Hôm nay, xóm nhỏ Liên Sơn xã Cẩm Liên huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) ngột ngạt hơn mọi ngày. Nơi đây bao trùm lên bởi khói hương nghi ngút và những tiếng khóc quặn thắt làm xé tan lòng người. Họ khóc vì tiếc thương những người xấu số trong vụ tai nạn khi đang thi công đường điện cho NM đường Nông Cống.

                           Trắng khăn tang tại gia đình nạn nhân Trương Văn Quang

 Có nỗi đau nào hơn khi mà dòng họ Trương cùng bố, mẹ, các bác, các chú… đều mất đi 3 người ruột thịt của mình. Các cháu Trương Văn Quang, Trương Công Trường và Trương Công Điệp đều là con chú, con bác có chung ông bà nội.

  Chị Hạnh, người nhà của ông Quân có đứa con trai độc nhất Trương Văn Quang bị tử nạn, nghẹn ngào không thốt lên lời, đứng bên chị, chúng tôi ghi được mỗi lúc được một chữ: “Có ai hiểu cho nỗi đau khi trên đầu cùng một lúc thắt 3 chiếc khăn trắng. Cả 3 người cháu đều ở trong một xóm, anh em họ hàng thay phiên nhau túc trực. Đứng bên này nghe rõ mồn một tiêng anh Du, anh Hiệp khóc thương các cháu ở bên kia. Thương cho chúng vừa mới học hết cấp 3, không có điều kiện học lên, nhà thuộc diện hộ nghèo nên thả bút sách là tự đi kiếm việc làm để nuôi bản thân và giúp bố mẹ. Hoàn cảnh của các gia đình đều éo le, túng bấn”.

Chúng tôi biết điều đó, bởi khi đặt chân vào đến đây, nhìn nơi núi rừng hoang sơ, ruộng vườn cằn cỗi, phía sau các ngôi nhà lụp xụp ấy là những ngọn núi đá cao sừng sững. Cuộc sống của các gia đình đồng bào dân tộc Mường nơi đây khó khăn chồng chất khi những lao động chính đã không còn.

          Sau khi thắp nén hương cho người xấu số, chúng tôi đã được anh Phạm Hùng Nghiêm là anh trai ruột của nạn nhân Phạm Hùng Nghị cho biết: “Không thể quên được ngày định mệnh của em trai tôi và những người bạn. Lúc đó khoảng 3 giờ chiều, nhận được điện thoại, tôi chạy tức tốc từ huyện Triệu Sơn sang thì đã thấy nhiều người đứng quanh thi thể của các em. Ôm em trai vào lòng, tôi gọi em, gào em, gọi bố, mẹ nhưng không một lời đáp”.

          Theo lời kể của anh Nghiêm thì cách đây 15 ngày, có anh Thành Luân ở xã Cẩm Thành gọi mấy anh em đi làm ở Triệu Sơn và Nông Cống. Thế là cùng với 3 anh em nhà họ Trương thì 2 anh em Nghiêm đã khăn gói lên đường đến các địa điểm được thuê đào hố, chôn cọc điện và kéo điện lưới. Anh Nghiêm cho hay: “Tổ của tôi làm ở huyện Triệu Sơn, còn tổ em trai tôi thì làm ở bên huyện Nông Cống. Chúng tôi được gọi đi làm thì đi thôi chứ cũng chưa biết là sẽ được lĩnh bao nhiêu tiền một ngày. Chúng tôi không được ký hợp đồng lao động hay trang bị bảo hộ lao động”.       

          Bà nội của anh Phạm Hùng Nghị năm nay 78 tuổi, mái tóc bà bạc phơ, tay chân run rẩy vì hai ngày nay cụ lịm người khi biết tin cháu bị tai nạn. Bác dâu của anh Hùng là Phạm Thị Liên ôm lấy bà xót xa khi nhìn thấy mẹ mình lọ mọ đứng bên cỗ quan tài khóc than không thành tiếng. Một trớ trêu khi mái đầu bạc tiễn đưa mái đầu xanh về nơi chín suối.

 Đơn vị thi công không thông báo với ngành điện

Theo nhận định ban đầu thì nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn thương tâm trên là hầu hết công nhân không có bảo hộ lao động, hơn nữa quá trình thi công không tuân thủ nguyên tắc, cũng như những quy định về khoảng cách giữa các đường dây điện.

 

PCT UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền (đứng giữa) đến viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân

Ông Ngô Văn Long, TGĐ Cty CP Mía đường Nông Cống cho biết: “Chúng tôi ký hợp đồng thi công đường điện với Cty Xây lắp điện và xây dựng Phương Anh, ở địa chỉ 17 Lê Chân, TP Thanh Hóa. Đoạn đường điện thi công từ trạm biến áp về khu tập thể NM đường dài khoảng 500m, chạy ngay dưới đường điện 35KV do Chi nhánh điện Nông Cống quản lý”.

Liên quan đến trách nhiệm của Cty trong vấn đề này, ông Long giải thích: “Trong quá trình thi công, phía Cty CP Mía đường Nông Cống có cử cán bộ giám sát cùng đơn vị thi công. Tuy nhiên, đường điện 35KV là do Chi nhánh điện quản lý, hơn nữa nằm phía ngoài khu vực của NM nên phía Cty chỉ giám sát kỹ thuật còn vấn đề bảo hộ, an toàn lao động là do đơn vị thi công lo cho người lao động”.

Ông Nguyễn Anh Dũng- GĐ Chi nhánh điện lực Nông Cống khặng định: “Cty Phương Anh đã không báo cáo việc thi công gần với đường dây điện cao thế do chúng tôi quản lý. Từ đầu đến cuối chúng tôi không hề nhận được báo cáo nào của hai đơn vị trên. Nếu họ báo cáo trước thì chúng tôi mới cắt điện để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công. Còn trách nhiệm chính dẫn đến tai nạn là do những người thi công đường điện do Cty Phương Anh thuê làm”.

Theo chứng kiến tại hiện trường thì khoảng cách giữa đường dây đang thi công so với đường dây 35KV chỉ khoảng 0,4m. Trong khi theo nguyên tắc, đường dây mới phải cách đường dây 35KV ít nhất là 3m trở lên. Hơn nữa, hầu hết những công nhân được thuê thi công gần như không có chuyên môn về điện và không được trang bị bảo hộ lao động trong quá trình làm việc nên tai nạn đáng tiếc xảy ra là điều khó tránh khỏi.

 

                                                                      

 

 

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm