| Hotline: 0983.970.780

Ngày hội của đoàn kết, tinh thần thượng võ

Thứ Hai 18/11/2013 , 09:37 (GMT+7)

Từ ngày 14 - 17/11, lần đầu tiên tỉnh Sóc Trăng tổ chức Festival đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL - Sóc Trăng lần thứ I.

Từ ngày 14 - 17/11, lần đầu tiên tỉnh Sóc Trăng tổ chức Festival đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL - Sóc Trăng lần thứ I.

Trên khắp phố phường TP Sóc Trăng tưng bừng cờ, hoa. Hàng ngàn người dân địa phương đón chào các đoàn vận động viên và bà con đồng bào Khmer các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và TP Cần Thơ về cổ vũ cho các đội đua ghe ngo.

Vào 20h ngày 15/11, bên bờ sông Maspero ở trung tâm TP Sóc Trăng, khi ánh trăng nhú lên tỏa sáng hòa cùng hàng trăm ánh đèn rực rỡ sắc màu, lễ khai mạc Festival đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL - Sóc Trăng lần thứ I năm 2013 đã được tổ chức long trọng.


Ghe ngo ra mắt khán giả trước khi bước vào trận thi đấu

Xuất phát từ ý nghĩa lễ hội truyền thống Oóc om bóc của đồng bào dân tộc Khmer ĐBSCL diễn ra vào các ngày 14 - 15/10 âm lịch, còn gọi là lễ hội đưa nước, tiễn dòng nước lũ về cội nguồn để chuẩn bị gieo trồng vụ mới; năm nay, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, lần đầu tiên lễ hội truyền thống được nâng lên mang tầm quốc gia - Festival đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer.

Tại lễ khai mạc, ông Mai Khương, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban tổ chức Festival đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL lần I, nhấn mạnh ý nghĩa lễ hội: Festival đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL lần đầu tiên tổ chức tại Sóc Trăng là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch có quy mô lớn, mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự gắn bó cộng đồng của đồng bào Khmer Nam bộ và tinh thần đoàn kết của 3 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa trong khu vực ĐBSCL.

Điểm nhấn đặc biệt quan trọng và hấp dẫn nhất trong Festival là giải đua ghe ngo truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ĐBSCL, với 62 đội ghe ngo nam và nữ có dịp giao lưu tranh tài trong 2 ngày 16 - 17/11 để đạt thành tích cao nhất mang về cho địa phương mình.

Bộ trưởng Bộ VH-TT- DL Hoàng Tuấn Anh khẳng định: “Festival đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL thể hiện tình đoàn kết, tính thượng võ của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa trong khu vực nên cần được tôn vinh, gìn giữ và phát huy, tạo động lực cho sự phát triển và vun đắp thêm tình gắn bó của các dân tộc anh em trong vùng”.


Các đội ghe nam tranh tài ở vòng loại

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: Năm 2013, Chính phủ giao cho tỉnh Sóc Trăng tổ chức Festival đua ghe ngo đồng bào Khmer ĐBSCL lần I, đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Sóc Trăng giới thiệu, quảng bá, mời gọi đầu tư về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch cho địa phương theo hướng liên kết vùng.

Đồng thời tạo tiền đề để Sóc Trăng tiếp tục cùng với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL nâng cao chất lượng và tầm tổ chức sự kiện Festival đua ghe ngo những lần sau theo hướng xã hội hóa ngày càng cao, tạo điểm nhấn, điểm đến hấp dẫn, thân thiện cho các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước đến Sóc Trăng và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.

Sau lễ khai mạc, dòng sự kiện diễn biến chính trong ngày 16/11 là thi đấu đua ghe ngo nữ, thi đấu vòng loại đua ghe ngo nam. Sáng 17/11 tiếp tục thi đấu vòng loại, chung kết đua ghe ngo nam và tổng kết. Bên cạnh đó, trong những ngày 14 - 17/11 liên tiếp các hoạt động phần hội mang đậm bản sắc văn hóa Khmer và văn hóa cộng đồng như: Lễ cúng trăng (lễ Oóc om bóc), Hội thi thả đèn nước (Lôi protip), Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ.

Về phần chợ, hội chợ thương mại với qui mô 500 gian hàng; Liên hoan ẩm thực 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa với gần 60 gian hàng tham gia; Trò chơi dân gian và Hội thao dân tộc...

Tại triển lãm các thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Sóc Trăng, điểm thu hút đông đảo khách tham quan chính là những mô hình tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gắn với đời sống sản xuất cộng đồng của các dân tộc, đặc biệt là của đồng bào Khmer.


Hai đội nữ tranh tài về đích

Triển lãm ảnh “Ký ức Sóc Trăng” có khoảng 150 bức ảnh tái hiện hình ảnh Sóc Trăng xưa qua các giai đoạn: Trước năm 1954, từ 1954 đến 1975, từ sau ngày giải phóng đến ngày tái lập tỉnh. Bên cạnh đó, còn có những hình ảnh của các nhân vật tiêu biểu trên các lĩnh vực của tỉnh nhà được xã hội tôn vinh như: Nhà Nông học Lương Định Của (“ông tổ” của giống lúa Nông nghiệp 1), học giả Vương Hồng Sển, nhà văn Nguyễn Tử Quang, Anh hùng quân đội Sơn Ton, Huỳnh Cương, mẹ VNAH, anh hùng LLVT - Huỳnh Thị Tân (Má Tám), nhà văn Lê Vĩnh Hòa, nhạc sĩ Thanh Sơn…

Nhân dịp diễn ra Festival, sáng ngày 16/11 Cty Tân Huê Viên tại TP Sóc Trăng đã thực hiện 3 cái bánh với trọng lượng khổng lồ được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Đó là chiếc bánh in nặng gần 600 kg, có đường kính 2,2 m, dày 20 cm, tổng trọng lượng là 595 kg. Nguyên liệu để làm chiếc bánh in gồm: 300 kg đậu xanh, 180 kg bột bánh in, 50 kg cơm sầu riêng, 20 kg đường cát trắng, 40 kg mè đen, 5 kg lá dứa. Để hoàn thành chiếc bánh in này, người ta cần đến 20 thợ và làm liên tiếp trong 5 giờ đồng hồ (chưa tính giai đoạn làm nguyên liệu).

Kế đến là bánh pía nặng 306 kg, có đường kính 1,3 m, được làm từ bột, trứng, đậu xanh và kem với bơ. 


Bánh pía nặng 308 kg được xác lập kỷ lục Việt Nam tại Festival đua ghe ngo Sóc Trăng

Cuối cùng là đĩa cốm dẹp nặng 108 kg, có đường kính 1,2 m, được làm từ 90 kg cốm dẹp và 30 trái dừa cứng cạy (loại dừa già sắp khô trái).

Ông Thái Tuấn, Giám đốc Cty TNHH Tân Huê Viên, cho biết: Đây là 3 sản phẩm đặc trưng của Sóc Trăng, cũng là sản vật trong lễ cúng trăng của người Khmer. Tân Huê Viên thiết lập 3 kỷ lục này vì muốn đóng góp cho địa phương và quảng bá thương hiệu đến du khách gần xa.

Được biết tổng chi phí làm ra 3 cái bánh là 500 triệu đồng, và sau khi được xác lập kỷ lục, Tân Huê Viên  cử 50 nhân viên cắt bánh phục vụ cho hơn 10.000 khán giả và Ban tổ chức trong ngày diễn ra lễ hội đua ghe ngo.

Giải đua ghe ngo có 62 đội (13 đội nữ), 3.500 vận động viên của các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang Trà Vinh, Vĩnh Long và TP Cần Thơ. Các đội nam chia thành 16 bảng, thi đấu cự ly 1.200 m; các đội nữ chia thành 4 bảng thi đấu cự li 1.000 m.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm