| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Chăn nuôi - thú y lúng túng như gà mắc tóc

Thứ Tư 08/09/2010 , 10:30 (GMT+7)

Để đưa chăn nuôi lên thành một ngành SX chính, có tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp, cần phải nghiêm túc làm rõ vì sao các chương trình chăn nuôi, thú y được đầu tư mạnh mà vẫn ỳ ạch, không thể bứt phá?

* Dịch bệnh tràn lan, thú y bất lực!

Cán bộ thú y kiểm tra trâu LMLM tại huyện Anh Sơn

Diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại Nghệ An mấy năm nay khá phức tạp. Từ đầu năm 2010 đến nay, dịch LMLM, cúm gia cầm, dịch tai xanh liên tục xẩy ra và lan rộng tới 4-5 huyện: Đàn trâu, bò LMLM phải tiêu hủy 136 con, đàn lợn dính dịch tai xanh đã tiêu huỷ lên tới gần 9.500 con, trong đó có 68 con lợn giống ông bà tại Trại lợn giống gốc Kim Liên và khoảng 5.600 con lợn ngoại các loại tại Trại lợn giống ngoại Thái Dương. Dịch tả lợn xuất hiện tại 2 xã thuộc 2 huyện Quỳnh Lưu và Nghi Lộc.

Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản cũng không tránh khỏi dịch bệnh: Bệnh đốm trắng trên tôm he tại 4 huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TP Vinh làm gần 49 ha tôm bị thiệt hại...Có thể nói, dịch bệnh liên miên đã làm cho đội ngũ cán bộ thú y trở nên khó nhọc và đứng ngồi không yên, thuốc tiêu độc khử trùng trong kho gần như bị vét sạch...

Dịch bệnh được xem là lý do số một khiến tốc độ phát triển ngành chăn nuôi tại Nghệ An bị chững lại và giảm sút: Tổng đàn bò đã giảm 11.210 con, đàn lợn toàn tỉnh giảm 15.685 con, riêng đàn lợn tại các huyện đồng bằng giảm tới 36.723 con. Tổng đàn gà cũng giảm mất 173.000 con...Ngoài lý do dịch bệnh xẩy ra thường xuyên khiến người chăn nuôi lo ngại phải chuyển sang đầu tư vào lĩnh vực khác an toàn hơn còn có một lý do nữa không kém phần quan trọng là giá bán thịt hơi các loại gia súc, gia cầm trên thị trường thấp, càng nuôi càng lỗ.

Để đưa chăn nuôi lên thành một ngành SX chính, có tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp, theo ông Nguyễn Thọ Cảnh, GĐ Sở NN- PTNT Nghệ An thì các địa phương cần phải nghiêm túc làm rõ lý do vì sao các chương trình chăn nuôi, thú y đã được tỉnh quan tâm đầu tư mạnh mà vẫn ỳ ạch và không thể bứt phá lên được? Vì sao dịch bệnh lại cứ bùng phát liên tục và tràn lan như vừa qua trên địa bàn tỉnh? Trả lời được 2 câu hỏi trên thì mới tìm được lối thoát cho ngành chăn nuôi Nghệ An phát triển.

Ông Đinh Xuân Quế, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn cho biết: Lĩnh vực chăn nuôi ở Nam Đàn hiện chiếm 42,6% trong tỷ trọng ngành nông nghiệp là nhờ huyện đưa ra nhiều cơ chế chính sách để người chăn nuôi đầu tư phát triển tổng đàn. Hiện Nam Đàn có tới 300 trang trại chăn nuôi có từ 20 - 40 con lợn trở lên. Trong đó có 3 trang trại chăn nuôi lợn đẻ có từ 60 đến 100 con nái. Tuy nhiên, do nuôi lợn thịt chỉ trong khoảng thời gian 2,5 đến 3 tháng/lứa là xuất chuồng nên việc tiêm phòng các loại vacxin cho đàn lợn rất nan giải. Huyện Nam Đàn giao cho cán bộ xã thẩm quyền xử phạt các hộ không tiêm phòng nhưng vẫn không làm được.

Ông Hồ Nghĩa Bính, Trạm trưởng Trạm Thú y Quỳnh Lưu:

Đề nghị tỉnh sớm tăng phụ cấp lên để động viên cán bộ thú y cơ sở. Hiện cán bộ thú y mới chỉ được hưởng 120.000 + 0,33 x hệ số lương tối thiểu. Thế mà vẫn có một số địa phương đang áp dụng mức lương tối thiểu 540.000, thay vì 730.000 đồng như hiện nay.

Điều làm các hộ chăn nuôi ngại tiêm phòng là chất lượng vacxin không đảm bảo: Tỷ lệ gia súc đã tiêm phòng vẫn dính dịch tại địa phương còn nhiều. Công tác kiểm soát giết mổ Trạm thú y huyện không quản lý nổi nhất là khi có dịch trên địa bàn. Do không đủ thẩm quyền nên khi có dịch huyện đều phải thành lập đoàn liên ngành nhưng vẫn không làm triệt để được. Theo ông Quế, thì muốn chấm dứt được dịch bệnh, ngoài việc tiêm phòng đúng thời vụ, vacxin đảm bảo chất lượng tỉnh còn phải nâng phụ cấp cho thú y cấp xã, tăng thẩm quyền và biên chế cho các Trạm Thú y cấp huyện để họ đủ lực lượng và thẩm quyền kiểm soát, xử lý khi có dịch bệnh xẩy ra.

Ông Hồ Nghĩa Bính, Trạm trưởng Trạm Thú y Quỳnh Lưu cho biết: Từ mấy năm nay Quỳnh Lưu được đánh giá có tỷ lệ tiêm phòng thấp. Lý do là mạng lưới cán bộ thú y cấp xã vừa mỏng vừa yếu. Tại Quỳnh Lưu có 6 xã làm tốt công tác tiêm phòng và dịch vụ thú y cơ sở thì có 3 cán bộ thú y xin nghỉ vì phụ cấp hiện nay chưa được 400.000 đồng/tháng. Trong khi những người làm tốt thì xin nghỉ, còn người làm kém lại ôm lấy ghế không chịu rời. Tình hình dịch bệnh liên miên nên người chăn nuôi ở Quỳnh Lưu đa số đã giết lợn nái. Bởi càng nuôi lợn đẻ càng lỗ.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất