| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An hạn

Thứ Ba 22/04/2014 , 07:48 (GMT+7)

Toàn tỉnh có khoảng 750 hồ đập, trong đó trên 50 hồ đập vừa và lớn, hiện mức nước trong các hồ đập đều giảm mạnh, chỉ đạt từ 40 - 60% dung tích.

Tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, trời hanh khô, ít mưa gây bất lợi lớn cho SXNN ở Nghệ An. Hiện Cty TNHH MTV Thuỷ lợi Anh Sơn quản lý 6 trạm bơm, 5 hồ đập có dung tích lớn có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 3.000 ha lúa. Nếu như mọi năm thời điểm này mực nước ở các hồ đập đạt từ 75 - 80% dung tích thiết kế thì năm nay chỉ khoảng 50%. Các kênh tưới dài cũng không đảm bảo nên việc dẫn nước gặp khó khăn.

23-00-55-nh-trm-bom093021151
Trạm bơm Lĩnh Sơn phải phơi mình

Trạm bơm Lĩnh Sơn (xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn) có 2 máy bơm vốn vận hành tương đối hiệu quả ở mức nước 11 m nhưng phải “phơi mình” do mực nước sông Lam xuống thấp khiến 360 ha lúa của xã Lĩnh Sơn khô hạn.

Anh Hồ Anh Thái, một nông dân lo ngại: “So với các năm trước thì vụ ĐX năm nay thời tiết khắc nghiệt hơn, diện tích lúa khô hạn khá nhiều. Nếu đảm bảo đủ nước cần phải tưới từ 3 - 4 lần, đặc biệt trong giai đoạn lúa trổ. Nhưng tình hình như thế này thì lấy đâu ra nước”.

Ông Nguyễn Đăng Chiến, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, Cty Thủy lợi Anh Sơn cho biết thêm: "Lượng nước sông Lam ngày càng cạn kiệt, máy bơm không thể hoạt động. Trước mắt, chúng tôi dùng biện pháp dẫn dòng, dùng bao tải đá ngăn dòng chảy để tập trung nguồn nước về bơm. Hạn hán xảy ra thì nhất thiết công trình thủy điện lớn ở trên nguồn phải có điều chỉnh thì may ra mới đủ nước tưới cho cây trồng".

Vụ xuân năm nay, toàn huyện vùng cao Kỳ Sơn gieo trồng hơn 2.000 ha các loại, trong đó 1.097 ha lúa. Đã lường trước nguy cơ thiếu nước tưới ngay từ đầu vụ nên UBND huyện đã sớm có công văn gửi đến các xã, thị trấn về việc đảm bảo tích trữ nước phục vụ SX, đồng thời triển khai chiến dịch làm thuỷ lợi...

Tuy nhiên đến thời điểm này, theo đánh giá sơ bộ của ông Nguyễn Đức Ngọc, Phó phòng NN-PTNT huyện Kỳ Sơn, năng suất cây trồng vụ xuân 2014 ở Kỳ Sơn bị ảnh hưởng tương đối lớn với khoảng 500 ha lúa, hoa màu thiệt hại do thiếu nước.

Ở vùng xuôi, hệ thống thuỷ lợi Nam do Cty TNHH MTV Thuỷ lợi Nam Nghệ An quản lý chủ yếu lấy nước phục vụ SX từ cống Nam Đàn. Nhưng 2 tuần trở lại đây, mực nước ở Bara Nam Đàn chỉ còn dao động từ 0,3 - 0,9 m, trong khi mức thiết kế là 1,15 m. Trong những ngày tới thời tiết không chuyển biến, nguy cơ thiếu nước là khó tránh khỏi, đặc biệt ở nơi cuối nguồn.

Ông Thái Văn Hùng, PGĐ Cty Cty Thủy lợi Nam Nghệ An cho biết, Cty đã triển khai một số biện pháp như khơi thông dòng chảy để tận dụng tối đa nguồn nước, tập trung khoanh vùng, ưu tiên bơm nước cho những điểm hạn hán nặng.

Theo ông Nguyễn Trường Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An, toàn tỉnh có khoảng 750 hồ đập, trong đó trên 50 hồ đập vừa và lớn, hiện mức nước trong các hồ đập đều giảm mạnh, chỉ đạt từ 40 - 60% dung tích. Tổng lượng mưa đo được trong 3 tháng đầu năm thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 40%.

"Chỉ khi thực hiện tốt phương án phòng chống hạn đã xây dựng từ đầu vụ, đảm bảo duy trì lịch tưới tiêu khoa học, cụ thể từng thời điểm cho từng vùng thì các địa phương mới có thể chống hạn hiệu quả", ông Thành nói.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất