| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Lạm thu học phí mầm non

Thứ Năm 13/10/2011 , 11:19 (GMT+7)

13 trường mầm non bán công vừa mới chuyển sang mô hình trường công lập chất lượng cao đã đồng loạt áp dụng mức học phí mới 540.000 đồng/tháng/cháu.

Buổi học của các cháu lớp 3 nhà trẻ tuổi tại Trường MN Hà Huy Tập

Đầu năm học 2011-2012, 13 trường mầm non (MN) bán công vừa mới chuyển sang mô hình trường công lập chất lượng cao (CLC) đã đồng loạt áp dụng mức học phí mới 540.000 đồng/tháng/cháu.

Chuyện tăng học phí các trường MN ở TP Vinh đến nay vẫn đang làm các bậc phụ huynh bức xúc. Lý do là năm học trước, các cháu học MN bán trú chỉ phải nộp 257.000 đồng/tháng/cháu, 2 trường MN công lập (Hoa Sen và Nghi Phú) chỉ nộp 95.000 đồng/tháng/cháu, nay đều tăng vọt lên đến mức 540.000 đồng/tháng/cháu. Do đó học phí tại 11 trường MN bán công tăng lên gấp đôi còn tại 2 trường MN công lập tăng lên gấp 4 lần.

Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có tất cả 513 trường MN (công lập, bán công, tư thục và dân lập), trong đó có 369 trường MN bán công. Do chế độ, chính sách cho giáo viên các trường MN bán công có rất nhiều bất cập…nên chúng tôi đã tham mưu cho UBND tỉnh về việc chuyển đổi loại hình các trường MN trong toàn tỉnh. Để nâng chất lượng giảng dạy tại các trường MN ở Nghệ An, Sở đã làm đề án chuyển toàn bộ các trường MN bán công sang 3 loại hình công lập. Trong đó có 37 trường MN thuộc vùng khu vực 2 sang công lập 100%; 296 trường MN (vùng đồng bằng, thành phố, thị xã) chuyển sang trường MN công lập tự chủ một phần tài chính và 37 trường MN công lập (thị trấn, và TP Vinh) chuyển sang mô hình trường MN CLC tự chủ một phần tài chính. Trong số này, TP Vinh có 13 trường.

Trên cơ sở 3 loại hình trường MN công lập nói trên, Sở đã tham mưu cho tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 40/2011/QĐ.UBND, ngày 16/8/2011, quy định mức thu học phí mầm non công lập thực hiện chương trình CLC tự chủ một phần kinh phí. Theo đó, năm học 2011-2012, các cháu nhà trẻ, mẫu giáo (bán trú) đều có mức thu như sau: 540.000 đồng/tháng (TP Vinh); 240.000 đồng/tháng (thị xã, thị trấn, đồng bằng); 120.000 đồng/tháng (KV1, KV2 của các huyện miền núi). Chỉ có 2 loại hình không bán trú tại TP Vinh có mức thu thấp hơn (nhà trẻ 480.000 và mẫu giáo 390.000 đồng/tháng)

Sau khi có quyết định trên, đầu năm học mới, gần như 13 trường mầm non bán công vừa được chuyển sang mô hình trường MN công lập CLC ở TP Vinh đã đồng loạt thu học phí 540.000 đồng/cháu/tháng. Một số phụ huynh bức xúc hỏi: "Tại sao học phí lại tăng gấp đôi như vậy mà trường lớp vẫn thế, giáo viên vẫn dạy chương trình cũ, các cháu vẫn phải học vượt quá sĩ số cho phép? Vậy CLC ở đâu chỗ nào?...".

Điều đáng nói là ngoài khoản tiền học phí; tiền ăn (18 - 20 nghìn đồng/ngày); tiền dịch vụ cho cháu ăn sáng 30 nghìn/tháng và tiền học trên vi tính, tiền học tiếng Anh, nhạc, họa (mỗi loại 50 nghìn đồng/tháng) các trường đều dùng nhiều chiêu khác nhau để "lạm thu" đủ các khoản: Tiền "xã hội hoá giáo dục" theo quy định là "tự nguyện" nhưng lại vận động phụ huynh và đưa ra mức "sàn" phải từ 300 đến 500 nghìn đồng trở lên/cháu/năm; tiền mua đồ chơi, chăn gối (200 nghìn/cháu), tiền hội phụ huynh lớp (từ 100 - 200 nghìn/cháu), tiền Hội phụ huynh trường (từ 100 - 150 nghìn/cháu), tiền đệm lót sàn, tiền lắp điều hòa nhiệt độ… tóm lại hầu hết các khoản đóng góp năm nay đều tăng theo tỷ lệ tiền học phí.

Trong tình trạng giá cả tăng cao, số phụ huynh có con đi nhà trẻ, mẫu giáo phần lớn là công chức, viên chức trẻ, mức lương thấp hoặc là lao động tự do nên thu nhập bấp bênh… Do đó họ đều phải nhịn ăn, nhịn mặc, dành dụm tiền để nộp cho con khiến họ càng thêm bức xúc.

Trước những bức xúc của phụ huynh, bà Nguyễn Thị Hồng Hà, Phó trưởng Phòng GD - ĐT TP Vinh khi trao đổi với báo chí cho rằng: Theo mặt bằng các trường MN tại TP Vinh, hiện chỉ có 6/13 trường tạm xếp vào diện đạt yêu cầu về CLC. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên ở 13 trường hiện vẫn thế, sĩ số vẫn vượt so với chuẩn, cơ sở vật chất cũng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện dần. Phân phối và chương trình giảng dạy CLC vẫn chưa có nên đều phải dựa vào các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia… Bởi vậy, mức thu học phí 540 nghìn đồng/cháu/tháng là quá cao. Đây là lý do giải thích tại sao, khi được Sở GD-ĐT thông báo xây dựng mức thu học phí MN ở TP Vinh, Phòng GD-ĐT TP Vinh chỉ đề xuất mức 350.000 đồng/cháu/tháng….  

"Mức học phí 540.000 đồng là mức cao nhất không có nghĩa là tất cả các trường MN công lập CLC đều được phép thu ở mức đó. Mỗi trường phải họp phụ huynh bàn bạc đưa ra mức học phí phù hợp với điều kiện cụ thể của trường mình và phải cấp trên cho phép mới được thực hiện." (Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An)

Cô Phạm Thị Hoàng Hải, Hiệu phó Trường MN Quang Trung 2 xác nhận: "Trường này vẫn đang thực hiện chương trình cũ của các năm trước, chưa có thay đổi gì. Năm học này nhà trường đang xúc tiến nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất để hoàn chỉnh dần các phòng học khi thực hiện chương trình CLC. Cô Hải cũng cho rằng: "Mức tăng như vậy là quá cao. Lẽ ra nên chọn một số trường có cơ sở vật chất tốt đủ điều kiện để áp dụng chương trình CLC làm thí điểm thu mức học phí mới từ đó nhân rộng ra thì phụ huynh đỡ bức xúc. Việc các trường đồng loạt thu theo mức 540.000 đồng/tháng/cháu đã làm cho phụ huynh bị sốc là đúng".

Theo cô Lê Thị Quỳnh Trâm, Hiệu phó Trường MN Quang Trung 2 thì "Phòng GD-ĐT TP Vinh đã gọi điện về các trường đề nghị tạm dừng việc thu học phí theo mức mới. Nhưng do các trường đã lỡ thu đồng loạt ngay từ đầu năm học nên đành phải chờ công văn về rồi mới có hướng xử lý…"

Thế nhưng, theo xác minh của chúng tôi, thì số học phí "lỡ thu" nói trên đến nay vẫn chưa được các trường MN xử lý.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm