| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An phấn đấu đạt 1,14 triệu tấn lúa

Thứ Ba 13/11/2012 , 10:29 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Văn Lập, PGĐ Sở NN-PTNT Nghệ An, mục tiêu năm 2013 phải nỗ lực trên tất cả các mặt để giành 1,14 triệu tấn lương thực.

Sử dụng cơ giới hóa vụ xuân 2012 tại huyện Diễn Châu

Theo ông Nguyễn Văn Lập, PGĐ Sở NN-PTNT Nghệ An, năm 2012 các chỉ tiêu vụ đông của tỉnh đều không hoàn thành, bởi thế mục tiêu năm 2013 phải nỗ lực trên tất cả các mặt để giành 1,14 triệu tấn lương thực.

"Bởi thế, chúng tôi đưa ra mức phấn đấu vụ xuân 2013 phải đạt từ 60 - 65% tổng sản lượng lương thực cả năm thì mới hy vọng đạt mục tiêu trên. Bước vào vụ xuân 2013, tỉnh sẽ chỉ đạo thật quyết liệt để gieo cấy hết 86.000 ha lúa các loại, phấn đấu đạt năng suất bình quân 65,5 tấn/ha thì mới giành được 563.300 tấn thóc.

Chúng tôi chủ trương gieo cấy 60.000 ha lúa lai (chiếm 70%), còn lại 26.000 ha lúa thuần. Ngoài ra phải thực hiện bằng được 15.000 ha ngô vụ xuân để nâng tổng sản lượng quy thóc lên 631.500 tấn. Ngoài cây lương thực, vụ xuân 2013 toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 8.000 ha rau các loại; 2.000 ha đậu các loại; 23.000 ha lạc...", ông Lập cho hay.

Sở NN-PTNT Nghệ An có chủ trương cơ cấu các giống lúa lai vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng lúa gạo khá, đồng thời lưu ý các địa phương loại bỏ các giống lúa lai năng suất thấp, nhiễm sâu bệnh và hạn chế tối đa các giống lúa lai, lúa thuần có chất lượng gạo kém và năng suất thấp như Nhị ưu 838, Khang dân 18. Tập trung ưu tiên các giống lúa lai năng suất cao như Khải phong số 1, Nhị ưu 986; Q.ưu 12, Thái Xuyên 111 và lúa thuần BC15.

Đối với các vùng thâm canh theo mục tiêu tăng năng suất ưu tiên dùng các giống lúa có chất lượng gạo khá như PHB71; GS9; BT-E1, Syn 6; Đắc ưu11, N.ưu 69; ZZD001; Dưu 527; Du ưu 600; Nghi hương 2308; Nghi hương 305; Nhị ưu 725; LC25, Arize XL; TH3-4; VL20; VL24; Q.ưu1; Q.ưu 6; Phú ưu số 1; PAC807 và các giống lúa thuần như Hoa ưu 109, NA 09, VS1; Khang dân 18 đột biến; AD1; XT 28; NDD5; TBR1; TBR36; QR1.

Các vùng thâm canh theo hướng lúa chất lượng cao nhằm sản xuất gạo hàng hóa thì tập trung vào các giống lúa như AC5; RTV; Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7, Nếp 97 và nếp ĐT52. Để nâng chất lượng gạo thương phẩm, Sở tiếp tục cho SX thử các giống lúa có triển vọng như TL6; QR2; TBR45; CNR6206; CNR02; HYT108; Thụy hương 308; Trân châu hương; Hương ưu 3068; Xuyên hương178 và Thịnh dụ 11.

Đi cùng với nó là lịch thời vụ nghiêm ngặt phù hợp với TGST của từng giống lúa để lúa xuân trổ tập trung từ 25/4 - 5/5. Riêng vùng SX lúa HT chạy lụt phải bố trí cho lúa xuân trổ từ 20/4 đến 25/4...

Ông Từ Trọng Kim, Trưởng phòng Kỹ thuật, Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết: "Để thực hiện tốt các yêu cầu về chăm sóc, quản lý dịch bệnh, chúng tôi khuyến cáo các địa phương chỉ nên chọn 4 - 5 giống lúa và trên mỗi xứ đồng chỉ nên gieo 1 - 2 giống lúa có TGST tương đương nhau để đảm bảo cấy trong vòng 2 - 3 ngày.

Để tránh mạ chết rét và xử lý triệt để dịch lùn sọc đen trên lúa, chúng tôi chủ trương tiếp tục hỗ trợ nilon phủ mạ vụ xuân theo định mức 40% từ ngân sách tỉnh, còn lại từ ngân sách huyện. Riêng các huyện miền núi thấp và TX Thái Hòa, ngân sách tỉnh hỗ trợ 60%; các huyện miền núi cao ngân sách tỉnh hỗ trợ 90%, còn lại ngân sách huyện. UBND tỉnh cũng đồng ý hỗ trợ 100% kinh phí mua thuốc BVTV để phun trừ rầy trên mạ trước khi đưa ra ruộng cấy 2 - 3 ngày...".

Ông Phan Đình Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, huyện có một số thuận lợi là 90% số xã đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa nên tạo điều kiển tốt cho việc đưa cơ giới hóa vào SX. Thứ 2 là về giống lúa năm nay khá phong phú, có nhiều giống năng suất cao để nông dân lựa chọn.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là năng lực đầu tư cho SX có hạn do vụ đông đã không làm được. Tiếp theo là kế hoạch lịch thời vụ đề ra là phải cấy xong trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ nên việc ngâm ủ giống và gieo mạ có thể sẽ gặp rét, do đó thời điểm xuống giống và thời điểm cấy sẽ rất khó xác định khiến công tác chỉ đạo của địa phương sẽ khó khăn.

Ông Đinh Xuân Quế, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn lại đưa ra khó khăn riêng của huyện này là việc phải gieo cấy bằng được 70% giống lúa lai là rất khó thực hiện. Lý do là bản thân lãnh đạo huyện cũng chưa thống nhất. Nông dân không mặn mà với các giống lúa lai vì năm ngoái giá thóc bán thấp hơn lúa Khang dân 18 và rất khó bán.

Năm 2013, lập xuân sát Tết Nguyên đán nên việc chỉ đạo gieo cấy trước Tết sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ vụ xuân trước, huyện Nam Đàn sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo thời tiết để chỉ đạo ngâm ủ và xuống giống để hạn chế tình trạng lúa chết rét sau khi cấy...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm