| Hotline: 0983.970.780

Nghề cá Nhật Bản: Giải cứu ngành ngư nghiệp

Thứ Hai 20/07/2015 , 09:39 (GMT+7)

Hiệp hội nghề cá Nhật Bản cảnh báo giá nhiên liệu tăng cao còn có thể khiến thêm 25.000-45.000 ngư dân phải “treo lưới”./ Thuần dưỡng cá ngừ

Tàu Shinei Maru 66 trông cũng giống như hàng chục chiếc tàu đánh cá khác đang thả neo ở cảng Otoshibe, Nhật Bản. Nhưng những người thiết kế tàu nói đó là chiếc tàu đánh cá bằng lưới rà dạng “lai ghép” đầu tiên trên thế giới, theo báo New York Times (Mỹ).

“Lai ghép” có nghĩa là tàu có thể dùng cùng lúc cả động cơ diesel và động cơ điện, giúp tiết kiệm 1/3 nhiên liệu so với tàu thông thường. Đây là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm tháo gỡ những khó khăn mà ngành ngư nghiệp hùng mạnh của họ đang phải đối đầu.

Lái tàu như lái xe hạng sang

Ngư dân Tadatoshi Ikeuchi thường đánh bắt sò điệp, cá tuyết Thái Bình Dương và cả tảo bẹ với con tàu Shinei Maru 66. Bảng đồng hồ của tàu được thiết kế theo công nghệ cảm ứng như máy tính bảng. “Lái nó như lái chiếc Toyota Prius trên đất liền”, Ikeuchi, 62 tuổi, vừa là chủ vừa là thuyền trưởng, nói.

Cho đến những năm gần đây, nhiều ngư dân trên thế giới vẫn phải theo nghề với nỗi lo thường trực về giá nhiên liệu tăng cao. Ở châu Âu, ngư dân bày tỏ sự giận dữ về giá nhiên liệu và thuế má bằng cách phong tỏa các bến cảng. Ở Mỹ, cựu ứng cử viên Phó Tổng thống đảng Cộng hòa, Thống đốc bang Alaska Sarah Palin từng kêu gọi cung cấp những khoản tín dụng giá rẻ nhằm giúp ngư dân Alaska thay thế các động cơ cũ bằng những động cơ mới tiết kiệm nhiên liệu. Trong khi đó, ngay từ những năm đầu thập niên 2000, Nhật Bản đã tìm kiếm các giải pháp công nghệ cao để giải quyết vấn đề.

Trên thực tế, các động cơ “lai ghép” dành cho tàu thủy mới chỉ là những mẫu thử nghiệm, là một phần nỗ lực trị giá nhiều triệu USD của Chính phủ Nhật Bản nhằm giúp đỡ ngành ngư nghiệp thoát khỏi những khó khăn từ việc giá nhiên liệu tăng cao và hiện tượng tăng giá sẽ còn lặp lại khi suy thoái kinh tế toàn cầu chấm dứt và nhu cầu năng lượng tăng trở lại.

Tàu “lai ghép” chỉ là một phần trong một chương trình kéo dài hai năm, theo đó người Nhật còn thử nghiệm các động cơ thủy chạy bằng nhiên liệu sinh học, các thiết kế chân vịt được điều khiển bằng máy tính, các loại đèn LED tốn ít năng lượng sử dụng trên các tàu đánh bắt mực.

Có một thị trường quốc tế rộng lớn trao đổi những giải pháp tương tự như thế. Có nghĩa là ngoài tự trang bị cho mình, người Nhật còn bán công nghệ. Nhiều động cơ máy thủy của Nhật trang bị máy tính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu đã trở nên quen thuộc với nhiều ngư dân Mỹ.

Yamanaka, Cty chuyên SX động cơ lai ghép cho các tàu đánh cá có trụ sở ở Tokyo, nói Mỹ và châu Âu là hai thị trường có tiềm năng lớn đối với các động cơ mang nhãn hiệu Fish Eco của họ. Bộ Ngư nghiệp và Nông nghiệp Nhật Bản đã trợ giá cho việc giới thiệu các công nghệ mới theo một gói tài chính 700 triệu USD.

Hiện đại hóa một trong những ngành lâu đời nhất dường như là câu trả lời tự nhiên cho cuộc khủng hoảng nghề cá vì giá nhiên liệu. Người Nhật mang ra thế giới cả món sushi và những chiếc ô tô lai (chạy xăng và điện).

Sau nhiều thập kỷ phái các đội đánh cá của mình đi khắp thế giới, chi trả rất nhiều tiền cho những con cá ngừ vây xanh và các loại hải sản hảo hạng khác, Nhật Bản dường như có một số năm để ngành ngư nghiệp tự xoay xở và “chìm”. Trong một, hai thập niên gần đây, sản lượng đánh bắt của Nhật giảm 27%. Tình hình càng trầm trọng khi người trẻ có xu hướng đổ ra thành phố sinh sống nghĩa là nhân lực nghề cá bị thiếu hụt.

Giải cứu

Hiệp hội nghề cá cảnh báo giá nhiên liệu tăng cao còn có thể khiến thêm 25.000-45.000 ngư dân phải “treo lưới”. Nhiên liệu chủ yếu của tàu đánh cá là dầu nặng, chiếm 20-30% chi phí của một ngư dân, gấp đôi so với trước đây.

Nhưng ngư dân Nhật không thể vì thế mà tăng giá bán hải sản vì sợ rằng họ sẽ bị mất thị trường trước các đối thủ cạnh tranh có giá rẻ hơn trong khu vực châu Á như Trung Quốc và Việt Nam.

Họ cũng lo rằng nếu giá hải sản lên cao, rất có thể nhiều người Nhật sẽ thay đổi khẩu phần vốn lấy hải sản làm trung tâm, một xu hướng mà có người gọi là “bay thoát khỏi cơn cuồng cá của người Nhật”. “Giá hải sản cao có thể khuyến khích người Nhật ăn nhiều hamburger và gà rán hơn”, Nobuhiro Nagaya, một giám đốc điều hành của Liên đoàn nghề cá Nhật Bản nói.

Ngư dân Mỹ cũng có những nỗi lo tương tự. Họ nói họ không thể tăng giá bởi vì người tiêu dùng có thể nhanh chóng chuyển qua mua thịt gà, thịt lợn hay thịt bò. Và theo Nagaya, nỗi lo của ngư dân Mỹ còn lớn hơn. Ít nhất thì một người Nhật hiện vẫn ăn trung bình 94 gram cá/ngày, gấp 5 lần so với người Mỹ.

Đó chính là lý do chính phủ đưa ra dự án trị giá nhiều triệu USD, tập hợp nhiều nhà công nghệ vào công cuộc khôi phục nghề cá và đạt được những huy hoàng “ngày xưa”, khi Nhật Bản nổi lên vị trí thống trị thế giới trong những ngành công nghiệp như bán dẫn và siêu máy tính. Nhưng các quan chức không bày tỏ niềm lạc quan sớm cũng như không kỳ vọng quá nhiều trong thời đại ngân sách eo hẹp và tăng trưởng kinh tế hạn chế.

“Công nghệ không thể là câu trả lời duy nhất”, Kazuo Hiraishi, chuyên gia Bộ Ngư nghiệp nói. “Nhưng thế mạnh của Nhật Bản trong lĩnh vực điện tử và tiết kiệm nhiên liệu sẽ giúp ích nhiều cho ngư dân”.

Thuyền trưởng Ikeuchi nói, ông đã giảm được hơn 283 lít dầu/ngày, giảm chi phí hàng ngày thêm 100USD. Con tàu của ông sử dụng qua lại giữa một động cơ chạy bằng dầu nặng với công suất 650 mã lực và một động cơ nhỏ hơn, chỉ có 150 mã lực chạy máy phát cho một động cơ điện, được sử dụng khi con tàu di chuyển chậm. (Còn nữa)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm