| Hotline: 0983.970.780

Nghề đúc đồng nay còn đâu?

Thứ Hai 24/01/2011 , 12:00 (GMT+7)

Mùa xuân sắp về, người ta lại nhớ đến một làng nghề đúc đồng nổi tiếng Nam bộ một thời mà hiện nay đang có nguy cơ mai một dần.

Mùa xuân sắp về, người ta lại nhớ đến một làng nghề đúc đồng “thế giới thần linh” nổi tiếng Nam bộ một thời mà hiện nay đang có nguy cơ mai một dần...

Đến nay, có lẽ còn rất ít người biết đến làng đúc lư đồng An Hội ở phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM. Làng nghề có trên 100 năm, nổi tiếng và qui mô vào loại bậc nhất ở miền Nam. Tuy vậy, vẫn không rõ ai là người đầu tiên du nhập kỹ thuật đúc lư đồng vào đây. Có người cho rằng, chính những người ở Phường Đúc, TP Huế di dân vào từ thế kỷ 18. Nhưng cũng có người cho rằng, người Hoa ở miệt Chợ Lớn, quận 5 đã xây những lò đúc đồng đầu tiên ở An Hội. Tuy nhiên, một trong những gia tộc có nhiều đời theo nghề gia truyền, duy trì và phát triển cho đến nay là gia tộc họ Trần.

Theo nghệ nhân Trần Văn Thắng (Hai Thắng), người mà các hậu duệ làng lư An Hội tôn sùng, người có công gầy dựng làng nghề đầu tiên là ông Trần Văn Kỉnh. Sau khi ông mất, con cháu nhiều đời của ông vẫn kế nghiệp cho đến ngày nay. Đó là những bộ lư đồng nổi tiếng của An Hội ra “lò” từ ông Hai Thắng, Ba Cồn, Trần Văn Tỷ, Trần Văn Điển, Trần Quốc Kiểng (Út Kiểng), đặc biệt bộ lư đồng lớn nhất miền Nam đang đặt tại đền Bến Dược, Củ Chi đã khẳng định tài năng và sự khéo léo của những người thợ đúc đồng tại đây.

Giống như các nghề thủ công khác, nghệ nhân đúc lư đồng An Hội luôn giữ bí mật nghề nghiệp. Kỹ thuật chế tác tinh vi luôn được coi là bí quyết của từng lò và từng dòng họ. Theo tục truyền, bí quyết trong nghề nằm ở khâu pha chế đồng, làm khuôn, bịt lư và nấu đồng. Muốn lư đồng có màu sắc đẹp, người thợ phải pha thêm kẽm. Tỷ lệ gia giảm tuỳ thuộc vào đặc tính kỹ thuật và vật đúc.

Tuy vậy, khâu chạm trổ luôn được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi rất công phu. Để có thể chạm trổ được lư, ngoài sự tinh tế, chuẩn xác người thợ còn phải học qua khóa “huấn luyện” ít nhất 2-3 năm để có sự tính toán hài hoà, óc thẩm mỹ thể hiện qua các hình chạm khắc trên lư. Đặc biệt các hình “tứ linh” đòi hỏi sự tinh xảo rất cao. Do đó không phải ai cũng có thể trở thành thợ chạm, vì nó vừa là công việc của người thợ thủ công, vừa là công việc của một nghệ nhân có năng khiếu thẩm mỹ và vững tay nghề.

Tuy vậy, một năm trở lại đây làng lư đồng An Hội có dấu hiệu “lụi tàn”. Các nung khuôn, nấu đồng bắt đầu nguội lạnh. Tại lò lư Ba Cồ, năm ngoái thầy thợ vẫn còn trên dưới 10 người, làm cả ngày để giao hàng, còn năm nay, ngày Tết gần kề tức thời điểm “ăn nên làm ra” của nghề lư đồng nhưng xem ra cả thầy lẫn thợ đang vừa làm, vừa chơi.

Anh Tú, thợ chạm lư có hơn 10 năm ở đây nói, xã hội ngày càng hiện đại, người ta có xu hướng giảm bớt các nghi lễ cầu kỳ, trên bàn thờ bộ lư đồng truyền thống dần dần được thay bằng bộ lư gốm sứ rẻ tiền và gọn nhẹ. Chính điều này làm cho bảng danh sách các lò lư mỗi năm ngắn lại. Nếu trước đây, thời cực thịnh có hơn 50 lò, sản phẩm bán khắp Nam kỳ lục tỉnh và xuất khẩu sang một số nước lân cận, nay chỉ còn vỏn vẹn đếm trên đầu ngón tay.

Làng lư đồng An Hội là địa chỉ văn hoá lẫn kinh tế. Do vậy, để duy trì nét đẹp làng nghề, thiết nghĩ nhà nước nên có những chính sách khuyến khích phát triển thích hợp mới hy vọng giữ gìn được một làng nghề có truyền thống hàng trăm năm nay ở vùng đất Nam bộ này.

Ông Hai Thắng, một nghệ nhân “lão làng” than thở: “Chúng tôi làm để sống đắp đổi qua ngày, hơn nửa số hộ nghề gia truyền cố giữ lấy chứ thật ra nhiều lúc cũng muốn bỏ lắm rồi!”. Bởi hàng trong nước bán không chạy, thuế nộp cao. Còn hàng xuất khẩu thì họa hoằn lắm mới có một lần, nhiều nhất cũng được vài bộ cho khách Đài Loan, Hàn Quốc và Việt kiều.

Theo nghệ nhân Trần Văn Phúc, cha đẻ của 6 lò lư nổi tiếng ở An Hội thì đúc lư là nghề thủ công phức tạp, kỹ thuật cao, thậm chí nguy hiểm nhất là khi đúc đồng. Do đặc tính của sản phẩm liên quan đến tín ngưỡng, thế giới thần linh nên xung quanh nghề có rất nhiều điều kiêng kỵ. Chẳng hạn, một đêm trước khi đúc lư, các nghệ nhân phải làm lễ cúng lò, cầu mong bình an cho người thợ và mẻ đồng thành công suôn sẻ. Lễ vật tuỳ hảo tâm, có thể là con gà, xôi, nhang đèn,hoa quả...

Các khâu quan trọng đúc lò, nấu đồng thường chỉ dành cho đàn ông, đặc biệt là những người đàn ông nhân đức. Trước khi chuẩn bị đốt lò nung khuôn, đổ đồng người thợ còn phải ăn chay nằm đất, thậm chí phải kiêng cữ “gần gũi” phụ nữ. Những người ngoài gia tộc, hoặc không thân tín đều không được bén mảng vào khu đổ đồng. Sự kiêng kỵ này, có lẽ gắn liền với việc giữ bí mật nghề nghiệp.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm