| Hotline: 0983.970.780

Nghề "hậu cần sông nước"

Thứ Hai 14/04/2014 , 07:15 (GMT+7)

Nghề làm thúng chai ở Phú Mỹ thịnh hành từ năm 2000 đến nay, thị trường tiêu thụ kéo dài từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận. Vào năm 2006, thúng chai Phú Mỹ được dịp xuất ngoại.

Biển no, không chỉ có cánh ngư dân làm ăn phát đạt, mà cả những người làm nghề SX ngư cụ cũng ăn nên làm ra. Sản phẩm không chỉ được "ăn" mạnh trong nước mà còn vượt biển ra nước ngoài. Làng chuyên SX thúng chai ở thôn Phú Mỹ, xã An Dân (Tuy An, Phú Yên) là một điển hình như thế.

Cả làng làm nghề

Rong xe máy đi dọc quốc lội 1A đoạn ngang thôn Phú Mỹ, xã An Dân, đôi mắt tôi bỗng sững lại trước những chiếc thúng được đan bằng tre to đùng nằm dày trước những căn nhà dọc lộ. Những bãi đất trống ở đây cũng được tận dụng xếp những chiếc thúng để trét dầu.

Ghé lại nhà 1 hộ dân ở đây hỏi thăm, tôi được biết hầu hết các hộ dân ở làng Phú Mỹ đều làm nghề đan thúng chai để cung ứng cho những chiếc tàu đánh bắt xa bờ, nhất là những tàu hành nghề câu mực khơi và còn để xuất khẩu.

Nhà anh Trương Đức Thành (28 tuổi) là một trong những hộ theo nghề thúng chai lâu đời nhất ở đây. “Đặc thù của nghề câu mực là khi tàu ra đến biển Đông, 4 giờ chiều mỗi ngày, những thợ câu được thả xuống biển kèm với 1 cái thúng chai lên đênh trên sóng nước suốt đêm để câu mực.

Do đó, nghề này có nhu cầu đặt thúng chai rất cao. Cả những người làm nghề đi lưới, đi tôm; hoặc những người nuôi tôm cũng cần thuyền thúng để bơi ra bơi vô chăm sóc tôm nên đầu ra của thúng chai rất rộng. Nhất là trong những năm gần đây biển rất no, ăn nên làm ra nên nghề SX thúng chai cũng trúng mánh”, anh Thành nói.

Theo các lão nông ở thôn An Định, làng quê này từ xa xưa đã hình thành nghề làm sõng phục vụ các nghề đánh bắt cá trên sông nên được mệnh danh là làng “hậu cần sông nước”. Ngày xưa dân làng Phú Mỹ chủ yếu làm sõng tre để đi sông và đan mê tre để làm xuồng đi biển gần bờ, thế nhưng không phát triển nổi; làm thúng chai thì cũng “dập nhả” vì nghề biển chưa thịnh. Khi các nghề đánh bắt trên biển làm ăn thịnh vượng, nghề thúng chai mới bung mạnh.

“Tre ở các làng quê lân cận rất nhiều, nhưng vẫn không đủ để cung ứng cho nghề đan thúng. Tụi tui mua tre từ các địa phương miền núi; họ xuôi bè theo sông Kỳ Lộ xuống đây bán, giá lúc này là 25.000 đồng/cây. Ở làng này, mặc dù làm nghề hậu cần cho nghề cá nhưng nhà nào cũng nuôi bò vì làm thúng chai phải có phân để trét thúng.

Trai tráng xứ này làm không hết việc. Sau những ngày nông nhàn, phụ nữ đan mê để kiếm thêm thu nhập; mùa hè các cô cậu học trò cũng tranh thủ tham gia kiếm tiền mua sách vở bút mực. Công đoạn khó nhất là lận thúng thì do những thợ lành nghề đảm nhận”, cụ Hương, một thợ làm thúng chai kỳ cựu ở làng An Định cho biết.

Nghề khỏe, dễ kiếm tiền

Dưới mái hiên được bóng cây che mát rượi, anh Bạch Minh Tâm (23 tuổi) vừa thong thả lia rựa lận vành 1 chiếc miệng thúng, vừa trò chuyện: “Vừa học hết cấp II, để phụ giúp gia đình em đi học lấy cái nghề làm thúng chai, đến nay đã ở trong nghề được 6 - 7 năm”.

Theo Tâm, nghề làm thúng chai không khó, chỉ cần tính nghiêm cẩn thì sẽ làm được sản phẩm chỉn chu. Một cái thúng đúng tiêu chuẩn, trái thúng phải đều, đẹp; vành tròn, không bị vặn; nan đan không bị dập; trét thúng kín không cho vô nước.

“Không phải cây tre nào làm thúng chai cũng được. Tre có “tuổi” từ 1 đến 1 năm rưỡi làm thúng chai là “đúng bài”. Tre non quá thì thúng nhanh hư, tre già quá dễ bị gãy nan. Tre cụt ngọn cũng làm không được vì thân bị bủng, chỉ cần phơi 1 nắng là gãy, mối mọt cũng rất khoái “xơi” loại tre này”, anh Trương Đức Thành nói bí quyết của nghề.

Sản phẩm thúng chai rất đa dạng. Loại lớn nhất có đường kính 3,6 m để gắn máy vào đi làm các nghề đánh bắt gần bờ, loại trung bình có đường kính 1,6 m, sau khi đã trét dầu có giá bán 1,2 triệu đ/chiếc, loại nhỏ nhất có đường kính 1,3 m dùng cho các hồ tôm đi trên đầm, hồ cho tôm ăn có giá 850.000 đ/chiếc.

Riêng thúng làm cho các tàu câu mực khơi phải có độ sâu đến 7 - 8 cm (thúng thường chỉ sâu 4 cm), vành mạnh, nan nhỏ… thì thúng mới chịu đời nổi với sóng to, gió lớn ngoài khơi, giá bán thúng thô 1 triệu đ/chiếc.

Theo những thợ làm thúng chai ở làng Phú Mỹ, thợ đan mê được hưởng công 55.000 đ/thúng, mỗi ngày đan được 2 mê kiếm cũng được 110.000 đ/người; thợ lận được trả 110.000 đ/thúng, làm ròng rã 2 ngày lận được 3 thúng. Nếu 1 người đảm nhận làm từ công đoạn đầu (vót nan) đến lận xong 1 cái thúng phải mất đến 2 ngày, được nhận 220.000 đ/thúng. Sau công việc đồng áng, nông dân thoải mái kiếm thêm thu nhập.

10-18-45_thung4
Những chiếc thúng chai ở 1 tàu câu mực

Vượt đại dương

Chị Trang phân tích nguyên nhân thúng chai được ăn mạnh: “Thị trường thúng chai khá rộng, bởi công dụng rất đa dạng trong nghề sông nước. Gần đây, xuất hiện loại thúng nhựa với kiểu dáng tương tự; tuy nhiên, thúng chai đan tre vẫn tỏ ra ưu thế hơn về độ bền chắc với sóng nước.

Nếu giữ được chất lượng sản phẩm thì mỗi năm đảm bảo có thể tiêu thụ được hàng ngàn thúng từ làng nghề này. Hiện tại, một số doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước cũng đã
đặt hàng thúng chai”.

Nghề làm thúng chai ở Phú Mỹ thịnh hành từ năm 2000 đến nay, thị trường tiêu thụ kéo dài từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận. Vào năm 2006, thúng chai Phú Mỹ được dịp xuất ngoại. Một trong những người đi tiên phong trong việc đưa thúng chai đi nước ngoài là gia đình anh Trương Đức Thành.

Anh Thành kể, năm 2006, có người đến gặp anh Thành đặt làm thúng chai để xuất khẩu sang Thái Lan. Với số lượng 200 chiếc có đường kính 1,8 m, do hạn định thời gian chỉ có nửa tháng nên anh Thành không đảm đương nổi, đành phải mua thêm và xuất thúng thô, đưa vào TP Tuy Hòa thuê nhân công trét dầu sau.

Năm 2011 thúng chai tiếp tục có thêm thị trường tiêu thụ ở nước Thụy Sĩ. Người có công đầu đưa thúng chai sang Thụy Sĩ là chị Đỗ Thị Trang ở thôn Long Hòa, xã An Định (Tuy An). Lớn lên trong gia đình nghèo đông con, suốt ngày ẵm em, cắt cỏ, coi bò, tắm heo... Lớn hơn 1 chút chị Trang tham gia vót nan đan sõng, phụ giúp ba má đắp đổi qua ngày. Lập gia đình, vợ chồng chị cùng làm nghề đan mê sõng. Thời điểm thúng chai đến hồi cực thịnh, vợ chồng chị bàn bạc chuyển hẳn sang làm sản phẩm này.

“Lúc đầu làm thúng chai, gặp khó đủ thứ. Vợ chồng động viên nhau học hỏi đủ người, để làm sao rút ngắn thời gian sản xuất mà chất lượng thì đạt cao nhất. Dân sông nước kỹ lắm, chiếc thúng mà xộc xệch, mau hư là mất tiếng ngay!”, chị Trang tâm sự.

Vào nghề, chị Trang đơn thân cùng chiếc xe máy rong ruổi khắp nơi để tìm hiểu nhu cầu, tìm khách đặt hàng. Từ miễn cưỡng dùng thử, rồi thúng được ngư dân nhiều làng biển “gật đầu”, được truyền tụng bởi mẫu mã đẹp, bền với nước biển và giá cả dễ chấp nhận. Sau đó, chẳng những cung ứng tại Phú Yên, gia đình chị còn nhận được nhiều đơn hàng từ các tỉnh khu vực miền Trung, miền Nam, rồi vượt đại dương thâm nhập thị trường xuất khẩu.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm