| Hotline: 0983.970.780

Nghề không nghỉ tết!

Thứ Sáu 13/02/2015 , 06:10 (GMT+7)

Ngày tết, có những con người vẫn thầm lặng làm việc gấp 1,5-2 lần ngày thường để giữ cho đường phố xanh, sạch, đẹp.

Trong khi phần lớn người dân đang nỗ lực hoàn tất những công việc cuối cùng để đón một kỳ nghỉ lễ kéo dài trên dưới 10 ngày thì trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, có những con người vẫn thầm lặng làm việc tới 150 - 200% công suất để giữ cho đường, phố xanh, sạch, đẹp phục vụ tốt nhất nhu cầu đi chơi, chúc tết của đồng bào.

Làm việc đến áp giao thừa

Do tình trạng bán hoa cây cảnh tràn lan mấy năm gần đây, lãnh đạo, công nhân các DN môi trường đô thị trên địa bàn Thủ đô Hà Nội mong ước các cơ quan chức năng của thành phố những ngày Tết có quy hoạch những khu bán hoa, cây cảnh đi động để dễ dàng trong công tác quản lí vệ sinh môi trường chứ hiện nay bạ đâu các tiểu thương bày bán ở đó, vừa không thu được phí dịch vụ lại gây ách tắc giao thông, mất mì quan và môi trường. Bên cạnh đó là quy hoạch những điểm tập kết rác, để vận chuyển từ xe nhỏ lên xe to trước khi di chuyển rác tới khu xử lí, qua đó giải quyết được việc xe gom rác dựng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè mất mũ quan như hiện nay.

Chia sẻ với NNVN, ông Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Cty CP Công trình đô thị Hoàng Mai cho biết, riêng năm 2015 lượng rác phát sinh muộn hơn mọi năm, có thể do suy thoái kinh tế. Bình thường, các năm trước vào khoảng 15 tháng Chạp bắt đầu lượng rác tăng, nhưng năm nay phải ngoài ngày 20 Cty Công trình đô thị Hoàng Mai mới ghi nhận lượng rác tăng cao hơn so với ngày thường.

Qua kinh nghiệm “trực chiến” thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ nhiều năm ông Hưng cho hay, bắt đầu từ Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) trở đi, lượng rác tăng từ 50 - 100%, riêng những ngày 29, 30 Tết tăng tới 150 - 200%.

Để đảm bảo thu gom 100% lượng rác phát sinh những ngày Tết, Cty Công trình đô thị Hoàng Mai tổ chức chăm lo, chúc tết sớm cho cán bộ, công nhân viên trước ngày 23 tháng Chạp, bởi những ngày sau đó quân số làm công tác vệ sinh môi trường phải huy động 100% mới đáp ứng được hết khối lượng công việc khổng lồ.

12-40-14_xe-dy-ty
Mong ước của công nhân vệ sinh môi trường ngày tết là người dân có ý thức hơn.

Theo tâm sự của các chị công nhân vệ sinh môi trường Cty Công trình đô thị Hoàng Mai, mặc dù biết vất vả nhưng do đã chọn theo nghề rồi nên các anh, chị em trong tổ SX đều cố gắng nỗ lực làm việc đến khi nào hết rác mới trở về nhà.

Bên cạnh đó, những ngày tết lãnh đạo công ty quan tâm tặng quà, chúc tết, đặc biệt là trả 200 - 300% lương so với ngày thường nên mọi người có thêm động lực niềm vui để làm việc từ tờ mờ sáng đến tối mịt.

Trao đổi với NNVN, ông Tô Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc Cty CP Dịch vụ môi trường Thăng Long (ENSERCO) cho biết, những ngày Tết, lò đốt và xử lí rác của ENSERCO tại TX Sơn Tây vẫn hoạt động 100% công suất. Bên cạnh đó, đơn vị chuẩn bị sẵn những bể dự phòng để xử lí lượng rác thải sinh hoạt tăng đột biến những ngày trước và sau Tết.

Giám đốc Cty Công trình đô thị Hoàng Mai Nguyễn Văn Hưng cho biết thêm, đã làm nghề vệ sinh môi trường gần như các anh chị em chỉ có 1 ngày nghỉ Tết, thậm chí nhiều năm không được nghỉ bởi nghề này rất đặc thù. Nếu như đêm 30 Tết khi các chợ hoa, cây cảnh nghỉ bán, lực lượng vệ sinh môi trường phải làm việc cật lực nhất để dọn dẹp các phế phụ phẩm như hoa, cây cảnh, lộc mía do tư thương vứt bỏ lại đến giáp giao thừa mới xong việc.

Sáng mùng 1 Tết, một đội ngũ công nhân khác phải huy động xe chuyên dùng quét dọn, tưới rửa đường từ sáng sớm để phục vụ bà con đi chơi, chúc Tết. Sáng mùng 2 trở đi, tất cả công nhân trực tiếp sản xuất quay trở lại làm việc như ngày thường.

Cũng làm công tác vệ sinh môi trường, song Giám đốc Cty CP Công trình đô thị Long Biên cho biết, nhờ hạ tầng tốt, chính quyền Long Biên làm nghiêm công tác vệ sinh môi trường nên chỉ vào khoảng 8 giờ tối đêm 30 Tết là đơn vị tiến hành thu gom, dọn dẹp xong 6 tuyến phố được giao phụ trách. Tuy nhiên, sáng hôm sau, đơn vị vẫn phải cử một số cán bộ túc trực tại các điểm bắn pháo hoa, đình, chùa để thu gom rác do người dân đi lễ vứt bỏ. Qua đó mới thấy, ở đâu chính quyền làm nghiêm ở đó công tác vệ sinh môi trường sẽ đi vào quy củ hơn.

Mong ước người dân ý thức!

Cũng giống những người dân bình thường, mong ước khi năm mới đến là sức khỏe, tiền tài, danh vọng, các cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường còn có những điều ước riêng rất đơn giản song không phải lúc nào cũng được đáp ứng.

Chị Dương Thị Thúy Hoàn, cán bộ sản xuất Cty Công trình đô thị Long Biên chia sẻ: Mơ ước của những người làm công tác vệ sinh môi trường những ngày Tết là mong người dân có ý thức hơn, không vứt rác bừa bãi, mong các tiểu thương bán hoa, cây cảnh nếu không hết hay đem bỏ đúng nơi quy định để thuận lợi hơn cho anh, chị em khi thu gom. Bởi quy định của ngành môi trường, phải đến khi nào trên đường, phố hết rác mới được nghỉ, nên công nhân môi trường được về nhà đón Tết sớm hay muộn phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người dân.

Thực tế, trong những năm gần đây, khi nhu cầu chơi hoa, cây cảnh nở rộ các công nhân làm công tác vệ sinh môi trường những dịp Tết vất vả hơn rất nhiều lần. Nguyên nhân là do các tiểu thương bán hoa, cây cảnh, cây lộc thường vứt xác cây bừa bãi nếu không bán hết. Quất cảnh ế thì tuốt hết quả, lấy lại chậu rồi vứt bỏ thân lá lại khiến công tác thu dọn vô cùng gian nan.

Hơn nữa, dịp Tết khi thay thế vật dụng mới, người dân hay vứt chăn, chiếu, giường, tủ lung tung khắp nơi mà trong quy định, không được vận chuyển những loại rác đó chung rác sinh hoạt, song cũng không thể để rác chềnh ềnh ở vỉa hè lề đường được nên vô hình chung gây áp lực không hề nhỏ với đội ngũ công nhân vệ sinh môi trường. Vì vậy, những người lao công như chị Hoàn chỉ mong người dân thông báo, hợp tác để các chị liên hệ tới những đơn vị chuyên vận chuyển rác thải phi sinh hoạt tới xử lí.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm