| Hotline: 0983.970.780

'Nghệ nhân' ghép cây giống

Thứ Tư 24/08/2016 , 13:15 (GMT+7)

Ngoài trồng được những loại cây ăn quả nổi tiếng gần xa, nghề làm vườn ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng sản sinh ra nhiều "nghệ nhân" ghép cây giống.

Làm không hết việc

Thu nhập từ cam đường Canh, cam Vinh đạt bình quân 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm khiến nhiều nhà vườn Lục Ngạn đầu tư, mở rộng diện tích. Gia đình anh Đồng Văn Năm, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn thuê người ghép mắt cam trên 500 gốc bưởi. 

Theo anh Năm, bằng cách này, chỉ cần một năm sau gia đình anh sẽ được thu cam, nhanh hơn 2 - 3 năm so với trồng cây mới. Để mắt ghép bảo đảm chất lượng, anh đặt mua cành cam bánh tẻ sạch bệnh ở vườn cây đầu dòng tại Hưng Yên và thuê người có kinh nghiệm cắt ghép. Thợ ghép cây được trả 500 nghìn đồng/ngày/người và ăn ở cùng gia chủ. Tuy vậy không phải lúc nào anh Năm cũng thuê được người bởi dịp này nhiều hộ cải tạo vườn bưởi trồng cam, thợ ghép cây làm không hết việc.

Có thâm niên gần 20 năm trong nghề, ông Hoàng Văn Tư ở thôn Tư 1, xã Quý Sơn luôn bận bịu vì nhiều người gọi đi ghép cây giống. Làm không xuể, ông nhận việc cho một số anh em trong nghề cùng hỗ trợ. Mắt ghép sinh sôi phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, thời tiết, chỉ cần chủ vườn lơ là, không để ý đến là có thể hỏng. Để tiện cho đôi bên, khi mắt ghép sống ông mới nghiệm thu vườn, tính tiền. Mỗi mắt ghép trổ mầm ông được trả 4 nghìn đồng. Vừa trò chuyện với khách, đôi tay ông Tư thoăn thoắt dùng kéo cắt cành, lấy dao sắc tách cành bưởi làm đôi vừa đủ sâu 2 - 3cm và nhanh chóng đặt mắt cam vào trong, cuốn chặt lại bằng ni lông trắng. 

Ông Tư nói: “Phải làm thật nhanh để bảo đảm dinh dưỡng của cây gốc được chuyển đến nuôi mảnh ghép. Khi thực hiện cần tránh làm mắt bị tổn thương, tỷ lệ sống sẽ cao”.

“Ghép cây ăn nhau ở kỹ thuật. Tiếp đến là chọn được gốc, mắt ghép khỏe, sạch bệnh. Trừ cây có múi, thời điểm ghép các giống khác tốt nhất là mùa xuân và mùa thu bởi khi đó mắt ghép có tỷ lệ sống cao hơn", ông Hoàng Văn Tư.

Bao năm trong nghề, ông Tư được chủ vườn ở khắp nơi trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Hải Dương, Lạng Sơn thuê ghép cây giống. Từ những chuyến đi ấy, ông đã thu thập rồi tự lai ghép thành công nhiều giống cây chất lượng tốt, cho năng suất cao về ươm tại vườn nhà. Gần đây, nhận thấy người dân ưa chuộng giống chanh tứ quý, ông lên tỉnh Hà Giang mua vật liệu ghép và cải tạo vườn của gia đình. 

Hiện nay, một số cây chanh tứ quý cho nhiều quả ở các giai đoạn khác nhau, quả được thu hoạch, quả non và cũng có những chùm hoa dày chi chít. Ngoài ra, trong vườn nhà ông có rất nhiều loại giống cây thị trường đang ưa chuộng. Bình quân mỗi năm, ông xuất bán khoảng một vạn cây giống các loại, thu nhập hàng trăm triệu đồng.

 

Đa dạng bộ giống, cây nhanh cho quả

Theo Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Lục Ngạn, Lưu Anh Đức, nhờ sự năng động, giỏi nghề của những người làm vườn đã tạo ra “tập đoàn” giống cây ăn quả với chủng loại đa dạng. Hiện nay, toàn huyện có hàng chục giống cây ăn quả, mỗi giống có từ 4 - 5 loại. Ví như bà con đã ghép cải tạo nhãn thóc thành nhãn muộn giống của Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Miền Thiết và nhãn Trung Quốc; bưởi đào đường, bưởi Diễn, bưởi da xanh; chanh đào, chanh không hạt; hồng xiêm, hồng giòn; táo chua; táo ngọt, xoài; thanh long ruột đỏ, ổi bốn mùa, mít Thái... 

08-24-51_img_1272

 

Bên cạnh đó, biện pháp ghép cây giúp cây nhanh cho quả. Nhiều hộ thôn Đầm, xã Phượng Sơn đã thành công khi ghép cam trên gốc bưởi chua. Nhờ vậy, mùa quả ngọt, vườn cây của gia đình anh Nguyễn Văn Trâm, người dân trong thôn có cam, bưởi trên cùng một gốc. Trước đây trong vườn là những cây bưởi chua, khó bán nên anh thuê người ghép cải tạo sang cam. Tưởng cam sẽ cho quả chua nhưng thực tế lại có vị rất ngọt. Vụ cam vừa qua, gia đình anh Trâm thu được chừng 3 tấn cam đường Canh và gần 1 nghìn quả bưởi Diễn.

Anh Trâm cho biết: “Ban đầu tôi thuê người ghép thử vài cây sau đó nhìn cây đẹp nên quyết định ghép chuyển đổi toàn bộ số bưởi chua. Với cách làm này không phải phá bỏ, trồng mới mà lại được thu hoạch nhiều thứ quả”.

Hộ ông Nguyễn Đắc Bích, thôn Áp, xã Tân Quang cũng cải tạo thành công hơn 1ha vải thiều muộn bằng giống vải Thanh Hà nhờ phương pháp ghép mắt. Theo ông Bích, vải Thanh Hà cho quả có vỏ cứng, chín sớm và được giá hơn.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đồng Tháp trang bị gần 1.580 trạm bơm phục vụ lúa hè thu

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hiện nay vụ lúa hè thu 2024 toàn tỉnh đã xuống giống hơn 130.000/186.500ha theo kế hoạch, các trà lúa đang trong giai đoạn mạ xanh và làm đòng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm