| Hotline: 0983.970.780

Nghề nuôi thủy sản có thể vươn ra Hoàng Sa, Trường Sa

Thứ Sáu 12/11/2010 , 09:51 (GMT+7)

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương khi trao đổi với NNVN về tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương khi trao đổi với NNVN về tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản thời gian tới.

 Thưa Thứ trưởng, dường như sự phát triển của thủy sản năm nay có sự phập phù?

 Không! Năm nay thủy sản tiếp tục đóng góp rất ấn tượng. Theo số liệu hải quan, 9 tháng đầu năm kim ngạch thủy sản tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có mức tăng khá. Kim ngạch của nhóm hàng giáp xác tăng tới 12%. Tuy nhiên việc xuất khẩu thủy sản của ta cũng gặp một số trở ngại, mới đây nhất là việc Nhật Bản kiểm tra 100% các lô hàng của ta do bị nhiễm Trifuralin, trước đây một số lô hàng cũng bị dính tạp chất do việc bơm rau câu và nước.

 Những vụ việc, khuyết tật đó tuy không lớn nhưng đang làm xói mòn niềm tin của khách hàng về chất lượng của thủy sản Việt Nam, bởi vậy quan điểm của Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng như tôi là phải làm quyết liệt, triệt để với những tệ nạn này và quan điểm của chúng tôi cũng được sự đồng thuận cao với lãnh đạo các địa phương mà việc đình chỉ 5 doanh nghiệp có tôm dính tạp chất vừa rồi là sự trả lời cho quyết tâm “nói không với tôm tạp chất”. Riêng về việc tôm nhiễm thuốc cỏ Trifluralin thì còn cần thời gian vì trước khi có lệnh cấm thì đã có một số diện tích đã được người dân được sử dụng hóa chất này để diệt diệt cá tạp, rong tảo.

 Những tiêu cực này đã có từ nhiều năm nay nhưng vẫn không diệt tận gốc được. Liệu có cần một lực lượng chuyên ngành, tỷ như cảnh sát thủy sản chẳng hạn?

Không cần đến cảnh sát chuyên vì lực lượng quản lý của nhà nước hiện tại đã đủ sức, cảnh sát chỉ cần xuất hiện khi có yếu tố phạm tội. Cái gốc của vấn đề là ý thức của một số người nuôi, một số nhà máy mà nhất là hệ thống chủ vựa thu mua gom chưa cao nên biện pháp hàng đầu vẫn là giáo dục đồng thời áp dụng nhuần nhuyễn, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường.

Thời gian qua, ngành thủy sản đã bước đầu xác lập được chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra, từ doanh nghiệp cung cấp vật tư đến người nuôi, đến thương lái, chế biến, xuất khẩu, trên cơ sở đó có sự phân chia lợi nhuận công bằng cho các công đoạn. Tuy hiệu quả chưa được như mong muốn, trước mắt chỉ có một số đơn vị làm tốt như Bình An, Hùng Vương nhưng sự thành công của những đơn vị này đã là bài học cho các doanh nghiệp khác noi theo, đồng thời cũng đã làm cho các thành phần trong chuỗi giá trị đó ý thức được rằng đấy là con đường duy nhất để thủy sản phát triển bền vững.

 Ngoài liên kết dọc như trên, chúng tôi còn cổ vũ cho liên kết ngang, hợp tác giữa người nuôi với người nuôi, giữa các nhà chế biến, các nhà xuất khẩu với nhau và nâng cao vai trò của hiệp hội, nhất là hiệp hội Vasep. Chúng tôi tin rằng khi thể chế kinh tế thị trường được thực thi phổ biến thì ngành thủy sản của ta sẽ có sự phát triển mạnh mẽ, có sức cạnh tranh cao đem lại phồn thịnh cho mọi người.

 Việc một số nước có những động thái không công bằng, thậm chí chèn ép thủy sản VN. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Thể chế kinh tế thị trường là vậy. Chúng ta muốn hòa nhập với thế giới thì chúng ta phải chấp nhận luật chơi chung. Một mặt chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ lợi ích cho đồng bào, cho dân tộc trong khuôn khổ WTO, một mặt chúng ta cũng phải nhìn nhận những khiếm khuyết để sữa chữa, nâng cao chất lượng và giá trị cho sản phẩm của mình.

Việc cạnh tranh trong nội bộ về giá bán từ trước tới nay luôn là một điều nhức nhối, tuy nhiên qua theo dõi thấy những doanh nghiệp chào bán giá rẻ phần lớn đều có vấn đề về chất lượng. Có doanh nghiệp nhập khẩu tới 6 máy chuyên dùng cho việc bơm, tẩm ướp gia vị dùng trong công nghiệp thực phẩm của nước ngoài về chỉ để … bơm nước vào cá phi lê.

Chúng tôi không can thiệp về giá bán của các doanh nghiệp nhưng phải can thiệp mạnh về chất lượng, coi đây là công cụ chính để chống gian lận chất lượng, gian lận thương mại. Mặt khác chúng tôi đề cao vai trò hợp tác quốc tế giữa ta với các nước nhập khẩu. Thành công ở thị trường Nga thời gian qua có vai trò rất lớn của ban điều hành chung của ta với bạn.

Để thủy sản phát triển bền vững như mong muốn, theo ông cần tập trung vào những điểm nào?

Cái gốc vẫn là sản xuất. Chúng tôi đang rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu, trong đó chú trọng vào việc sản xuất con giống, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, chú ý nhiều hơn việc cấp ngọt cho vùng nuôi, xây dựng các quy trình kỹ thuật phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, phát triển thêm vùng nuôi công nghiệp, bảo vệ môi trường.

Ngoài nuôi trên đất liền, nghề nuôi cũng cần vươn xa ra đại dương, việc thành công nuôi tôm, cá trên biển của một số tỉnh miền Trung càng làm vững chắc thêm ý tưởng đó. Một số nước đã thành công trong việc nuôi cá ngừ đại dương, tôi nghĩ Trường Sa, Hoàng Sa của chúng ta cũng sẽ phát triển được và lúc đấy việc nuôi thủy sản sẽ góp phần lớn hơn trong chiến lược biển.

Xin cám ơn thứ trưởng!

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất