| Hotline: 0983.970.780

Nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh

Thứ Hai 14/10/2013 , 10:11 (GMT+7)

Học viên hoàn thành chương trình học tập có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình, các công việc có liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoa cây cảnh.

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên.

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.


Ảnh minh họa

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Có hiểu biết về một số vấn đề cơ bản của ngành sản xuất cây cảnh, cây thế về kỹ thuật trồng và sản xuất giống, kết hợp các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh.

+ Trình bày được kiến thức cơ bản của công việc nhân giống, chọn giống, chọn chậu, chọn cây phôi và chọn chất trồng đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây cảnh nghệ thuật.

+ Nêu được các bước trong việc cắt tỉa, tạo tán, tạo dáng, tạo thế, lão hóa đối với cây cảnh nghệ thuật, kết hợp được các công nghệ cao và công nghệ truyền thống trong việc tạo dáng, thế cho cây cảnh.

+ Trình bày được các biện pháp quản lý dịch hại trên cây cảnh và tổ chức được khâu bán hàng mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình và xã hội.

+ Trình bày được quy trình sử dụng và bảo trì trang thiết bị sử dụng trong nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn và nhân giống một số cây cảnh phù hợp với vùng sinh thái của vùng và nhu cầu thị trường. Tính toán được hiệu quả kinh tế khi sản xuất các loại cây cảnh.

+ Thực hiện được việc tạo tán, dáng, thế cho các loại cây cảnh nghệ thuật.

+ Thực hiện thành thạo các công việc trồng và chăm sóc, cắt tỉa tạo tán, cắt tỉa tu bổ trên cơ sở nâng cao giá trị về mặt thẩm mỹ của cây cảnh nghệ thuật.

+ Thực hiện được việc quản lý dịch hại trên cây cảnh và biết cách trưng bày sản phẩm cây cảnh nghệ thuật tại các cuộc triển lãm và tại gia đình.

+ Sử dụng được các trang thiết bị dụng cụ để trồng và chăm sóc cây cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Thái độ:

+ Có ý thức được việc tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường và an toàn cho người lao động.

+ Có trách nhiệm với công việc và các sản phẩm mà mình làm ra.

2. Cơ hội việc làm

Học viên hoàn thành chương trình học tập có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình, các công việc có liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoa cây cảnh. 

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 03 tháng.

- Thời gian học tập: 12 tuần.

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết môđun và ôn, kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ (Trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học là 16 giờ) 

2. Phân bổ thời gian học tập

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó

+ Thời gian học lý thuyết: 86 giờ.

+ Thời gian học thực hành: 354 giờ.

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 01

Chuẩn bị cây nguyên vật liệu

94

18

67

9

MĐ 02

Tạo hình cơ bản cho cây cảnh

100

24

66

10

MĐ 03

Hoàn thiện dáng, thế cây cảnh

100

20

70

10

MĐ 04

Chăm sóc cây cảnh

80

12

60

8

MĐ 05

Trưng bày và tiêu thụ sản phẩm

90

12

70

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

 16

Tổng cộng

480

86

333

61

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun. 

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề “Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh” được sử dụng cho các khóa dạy nghề trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn và lao động khác có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 05 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị cây nguyên vật liệu” có thời gian đào tạo 94 giờ (lý thuyết 18 giờ, thực hành 67 giờ, kiểm tra 9 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về nhận biết các đặc điểm cơ bản của cây cảnh, cách nhân giống, xử lý cây phôi.

- Mô đun 02: “Tạo hình cơ bản cho cây cảnh” có thời gian đào tạo 100 giờ (lý thuyết 24 giờ, thực hành 66 giờ, kiểm tra 10 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về các dáng, thế cơ bản một số loại cây cảnh nghệ thuật, kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cho cây cảnh, cây dáng thế.

- Mô đun 03: “Hoàn thiện dáng, thế cây cảnh” có thời gian đào tạo 100 giờ (lý thuyết 20 giờ, thực hành 70 giờ, kiểm tra 10 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc như lão hóa cây, làm lộ rễ cây và đưa cây cảnh vào chậu.

- Mô đun 04: “Chăm sóc cây cảnh” có thời gian đào tạo 80 giờ (lý thuyết 12 giờ, thực hành 60 giờ, kiểm tra 8 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thay đất, thay chậu, tưới nước , bón phân cho cây cảnh; nhận biết các loài dịch hại trên cây cảnh từ đó đưa ra được các biện pháp phòng chống hiệu quả, an toàn cho người và môi trường.

- Mô đun 05: “Trưng bày và tiêu thụ sản phẩm” có thời lượng 90 giờ (lý thuyết 12 giờ, thực hành 70 giờ, kiểm tra 8 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng trưng bày sản phẩm và bán sản phẩm cây cảnh của mình ra ngoài thị trường đạt hiệu quả cao.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học 

TT

Môn kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác  

 Khi tổ chức dạy nghề, các cơ sở đào tạo cần mời thêm các chuyên gia, người sản xuất có kinh ghiệm tham gia giảng dạy, hướng dẫn để chia sẻ kinh nghiệm với người học, đồng thời tổ chức cho người học đi tham quan tại các cơ sở, các làng nghề sản xuất cây cảnh, cây thế để học hỏi kinh nghiệm.

Nên bố trí thời gian ngoại khoá để thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm