| Hotline: 0983.970.780

Nghề trồng đậu tương, lạc

Thứ Hai 27/05/2013 , 10:28 (GMT+7)

Người hoàn thành khóa học có khả năng trồng đậu tương, lạc quy mô hộ gia đình, trang trại hoặc làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất đậu tương, lạc.

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên.

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

 I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nêu được đặc điểm sinh trưởng, phát triển và yêu cầu ngoại cảnh của cây đậu tương, lạc.

+ Mô tả được các biện pháp kỹ thuật trong quá trình trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm đậu tương, lạc nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn được giống đậu tương, lạc phù hợp với vùng sản xuất và lựa chọn được loại đất trồng phù hợp với cây đậu tương, lạc.

+ Thực hiện được kỹ thuật gieo trồng, đánh giá được sự sinh trưởng, phát triển của cây để chăm sóc cây đậu tương, lạc theo đúng quy trình kỹ thuật.

+ Phát hiện, nhận biết được các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu và lựa chọn phương pháp phòng, trừ có hiệu quả.

+ Xác định được thời điểm thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

- Thái độ:

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng bền vững nhằm duy trì và nâng cao khả năng sản xuất của đất.

+ Có trách nhiệm đối với quá trình sản xuất và sản phẩm sản xuất ra nhằm giữ gìn môi trường, an toàn cho người sử dụng sản phẩm.

 2. Cơ hội việc làm:  

Người hoàn thành khóa học có khả năng trồng đậu tương, lạc quy mô hộ gia đình, trang trại hoặc làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất đậu tương, lạc.

 II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo : 3 tháng  

- Thời gian học tập : 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ).

 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học tập: 440 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 400 giờ, trong đó

+ Thời gian học lý thuyết: 96 giờ

+ Thời gian học thực hành: 304 giờ.

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP:

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 01

Chuẩn bị trước gieo trồng

88

24

56

8

MĐ 02

Gieo trồng

76

16

52

8

MĐ 03

Chăm sóc

56

12

36

8

MĐ 04

Phòng trừ dịch hại

146

32

104

10

MĐ 05

Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

54

12

36

6

 

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

20

 

 

20

Tổng cộng

440

96

284

60

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.

 V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề “trồng đậu tương, lạc” trình độ sơ cấp nghề được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun (có thể ghi cụ thể) cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 05 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Chuẩn bị trước gieo trồng” có thời gian đào tạo 88 giờ (lý thuyết 24 giờ, thực hành 56 giờ, kiểm tra 8 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc trước khi gieo trồng: chuẩn bị hạt giống, chuẩn bị đất, phân bón và các điều kiện khác nhằm tạo ra sản phẩm đậu tương và lạc an toàn, đạt năng suất cao.

- Mô đun 02: “Gieo trồng” có thời gian đào tạo 76 giờ (lý thuyết 16 giờ, thực hành 52 giờ, kiểm tra 8 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc trong quy trình gieo trồng đậu tương, lạc như: xác định thời vụ, lên luống trồng, bón phân lót và gieo hạt ...

- Mô đun 03: “Chăm sóc” có thời gian đào tạo 56 giờ (lý thuyết 12 giờ, thực hành 36 giờ, kiểm tra 8 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc trong quy trình chăm sóc đậu tương, lạc như: dặm, tỉa sau khi gieo, bón thúc phân, xới xáo, làm cỏ, vun gốc và tưới, tiêu nước cho đậu tương, lạc.

- Mô đun 04: “Phòng trừ dịch hại” có thời gian đào tạo 146 giờ (lý thuyết 32 giờ, thực hành 104 giờ, kiểm tra 10 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ phòng trừ dịch hại cho cây như: điều tra dịch hại, phòng trừ sâu hại, phòng trừ bệnh hại và dịch hại khác.

- Mô đun 05: “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian đào tạo 54 giờ (lý thuyết 12 giờ, thực hành 36 giờ, kiểm tra 6 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm đậu tương, lạc đạt hiệu quả cao.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học 

TT

Mô đun kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Kiến thức nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

 3. Các chú ý khác

Chương trình dạy nghề “Trồng đậu tương, lạc” có thể tổ chức giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề hoặc tại địa phương .

Khi tổ chức dạy nghề, các cơ sở đào tạo cần mời thêm các chuyên gia, người sản xuất có kinh ghiệm tham gia giảng dạy, hướng dẫn để chia sẻ kinh nghiệm với người học, đồng thời tổ chức cho người học đi tham quan tại các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp trồng đậu tương, lạc thành đạt để học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề này.

Nên bố trí thời gian ngoại khoá để thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…

Mời quý vị độc giả download các mô đun trực tiếp tại đây: Modun 1 - Modun 2 - Modun 3 - Modun 4 - Modun 5

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất