| Hotline: 0983.970.780

Nghĩ về một nền nông nghiệp sinh học

Thứ Năm 10/01/2013 , 08:50 (GMT+7)

Những suy nghĩ của ông Claudio Torres, Phó Chủ tịch Tập đoàn Monsanto khu vực châu Á - Thái Bình Dương về một nền nông nghiệp sinh học…

Những suy nghĩ của ông Claudio Torres, Phó Chủ tịch Tập đoàn Monsanto khu vực châu Á - Thái Bình Dương về một nền nông nghiệp sinh học…

>> Công nghệ sinh học - Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững
>> Câu chuyện của Brazil
>> Đường đi và đích đến

Dưới áp lực phải SX thêm ít nhất 70% thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của thế giới tính tới năm 2050, một cuộc cách mạng trong nông nghiệp đã, đang xảy ra trong suốt 16 năm qua. Cột mốc của cuộc cách mạng ấy là việc thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học được dẫn đầu bởi các tập đoàn như Monsanto.

Là một nhà cung cấp các sản phẩm và giải pháp nông nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ tối tân của thế giới, Monsanto cam kết cung cấp các công cụ giúp Chính phủ và nông dân SX nhiều hơn, bảo tồn nhiều hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúng tôi thực hiện cam kết này thông qua ba nền tảng chính: Chọn tạo giống; Công nghệ sinh học nông nghiệp và kỹ thuật quản lý đồng ruộng tiên tiến.


Ruộng thí nghiệm ngô chuyển gen

Gieo giống ngoài phạm vi Hoa Kỳ

Là Cty hạt giống lớn nhất toàn cầu có trụ sở tại St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ, dự báo kinh doanh của Tập đoàn Monsanto sẽ hướng mạnh ra thị trường toàn cầu. Hiện nay, Argentina, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành các nước đang phát triển SX nhiều sản phẩm từ cây trồng công nghệ sinh học nhất trên thế giới.

Châu Mỹ La tinh đã trở thành nhân tố thúc đẩy tăng trưởng cho Monsanto, đặc biệt đối với giống ngô. Châu Á với đặc điểm là khu vực có dân số tăng trưởng nhanh, diện tích đất trồng trọt lại đang suy giảm mạnh sẽ tiếp tục là châu lục quan trọng nhất xét về mặt nhu cầu. Ngược lại, sự cải thiện năng suất cây trồng tại châu Á lại đang tụt xa so với các châu lục khác.

Với Indonesia, tiềm năng để tăng năng suất ngô lên nhờ phối hợp các hạt giống chất lượng cao và tích hợp gen thông qua công nghệ sinh học và các kỹ thuật quản lý đồng ruộng. Tại Việt Nam và Thái Lan thì yêu cầu tăng năng suất cũng đang trở thành vấn đề cấp thiết. Tại Philippines, quốc gia đầu tiên trong việc ứng dụng cây ngô công nghệ sinh học đã minh chứng được các hiệu quả vượt trội từ việc ứng dụng giống cây trồng này.

Các thách thức tại châu Á

Một trong những thách thức lớn ở châu Á là sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp lý đối với cây trồng công nghệ sinh học. So giữa các nước Nam Mỹ (những nước xuất khẩu quan trọng nhất) và châu Á (khu vực nhập khẩu quan trọng) thì sự đồng bộ hoá trong hệ thống pháp lý ở châu Á vẫn còn yếu.

Ngoài vấn đề phát triển hệ thống hành lang pháp lý, thách thức khác còn là vấn đề làm thế nào để phổ biến công nghệ mới tới những người trồng. Với mỗi công nghệ mới, Monsanto luôn dành ít nhất từ 3 tới 4 năm cho công tác tập huấn, đào tạo nông dân và trình diễn ruộng mẫu để đảm bảo công nghệ sẽ mang lại các giá trị gia tăng trong quá trình canh tác.

Ở Đông Nam Á, Monsanto triển khai các Trung tâm Đào tạo Dekalb nhằm trình diễn các kết quả tăng năng suất thực tế nhờ giống của Monsanto mang lại và hướng dẫn nông dân cách gieo trồng mỗi loại giống cây trồng nhất định để khai thác hết tiềm năng năng suất của giống. Thị trường toàn cầu đối với giống cây trồng công nghệ sinh học có tính cạnh tranh rất cao.

Ngoài Monsanto thì còn có rất nhiều Cty như DowAgrocience, Syngenta, Bayer, Dupont và BASF đang hoạt động trong lĩnh vực hạt giống công nghệ sinh học. Monsanto hợp tác với một số tổ chức trong các dự án nghiên cứu và phát triển. Năm 2007, Monsanto hợp tác với BASF công bố chương trình nghiên cứu phát triển và thương mại hoá công nghệ cây trồng, tập trung vào việc nâng cao năng suất cây trồng và các loại giống có thể chống chọi lại với các điều kiện khắc nghiệt khác nhau.

Dựa trên nhu cầu thực tế, nông nghiệp hiện đang vận hành dựa trên công nghệ cao và ngày càng phát triển theo xu hướng này và người trồng sẽ ngày càng yêu cầu các số liệu chuẩn xác. Đón đầu xu hướng này, Monsanto cung cấp ra các sản phẩm bổ trợ ưu việt hơn nữa nhằm tối đa hoá tiềm năng di truyền của giống bằng việc phát triển các Hệ thống trang trại tích hợp (IFS).

Yếu tố cốt lõi của nền tảng IFS là hệ thống đánh giá dữ liệu được phát triển bởi Monsanto nhằm đánh giá các yếu tố khác nhau về đất, các thông số môi trường và các yếu tố khác để có thể đưa ra các khuyến nghị quản lý canh tác thiết lập cho từng giống cây trồng cụ thể. Khuyến nghị này sẽ được cung cấp qua ứng dụng Precision Planting’s FieldView™ thiết lập cho các thiết bị iPad® cầm tay và sẽ được xử lý sử dụng hệ thống Precision Planting’s 20/20 SeedSense® theo dõi và quản lý hệ thống canh tác.

FieldScripts - sản phẩm thương mại đầu tiên của từ nền tảng IFS sẽ được tiến hành thử nghiệm vào năm 2013 và sẽ được giới thiệu tại trụ sở chính của Dekalb® tại Illinois, Iowa, Indiana, và Minnesota năm 2014. FieldScripts sẽ là một sản phẩm công nghệ sáng tạo cho nông nghiệp tương lai, với tầm nhìn “Chúng ta càng có nhiều dữ liệu chính xác về nông nghiệp thì chúng ta lại càng có nhiều khả năng quản lý đồng ruộng một cách hiệu quả hơn”.

Điểm dừng tiếp theo… nông nghiệp sinh học

+ “Là Cty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và hạt giống, sáng tạo chính là nhiên liệu cho công tác tạo giống và danh mục các sản phẩm công nghệ sinh học của chúng tôi, là cách giúp chúng tôi đem các tiến bộ của công nghệ cho nông dân trên toàn cầu”, ông Claudio Torres.

+ Năm 2011, Monsanto dành 12% doanh thu cho nghiên cứu và phát triển, tỉ trọng cao nhất trong ngành nông nghiệp. Chiến lược nghiên cứu và phát triển cũng như các ưu tiên trong thương mại hoá của công ty tập trung vào việc đem lại cho khách hàng nông dân của công ty các loại hạt giống chất lượng cao, cung cấp nhiều giải pháp trong một giống cây trồng và phát triển các danh mục sản phẩm mới.

Nói về các công nghệ đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, công nghệ BioDirect™ đại diện cho những bước phát triển đầu tiên của tập đoàn Monsanto trong việc phát triển nông nghiệp sinh học. Bằng cách nghiên cứu quá trình tăng trưởng tự nhiên của cây trồng, có thể khai thác ra các tiềm năng để tạo nên các sản phẩm với độ chuẩn xác cao trong cách nó tác động đến cây trồng, từ đó sẽ chỉ cần dùng ít hơn các hoạt chất đối với cây trồng so với các sản phẩm trên thị trường hiện tại.

Điều đó sẽ đem lại các giá trị cao hơn cho nông dân, bền vững hơn và đồng bộ hơn với tầm nhìn tạo ra các sản phẩm để giúp người nông dân có thể SX nhiều hơn và bảo tồn nhiều hơn. Các sản phẩm này cũng đang được quan tâm nghiên cứu bởi các chính phủ cũng như các Cty, viện nghiên cứu trên toàn cầu.

Thị trường cho sản phẩm này hiện đang tăng trưởng mạnh, với tiềm năng thị trường vào khoảng 1,7 tỉ USD mỗi năm. Hiện tại, BioDirect™ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm trước khi được đưa ra thương mại hoá…

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm